Những bệnh không nên uống collagen tránh gây hại [CẢNH BÁO]

Tác giả: Hebemart | Cập nhật: 13/11/2022

Xem nhanh [Hiện]

Collagen được biết tới như một loại “thần dược” mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống collagen hoặc thể trạng cơ thể của tất cả mọi người đều thích hợp để sử dụng collagen.

 Vậy những bệnh không nên uống collagen là gì? Ai không nên uống collagen tránh gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe?

Hy vọng những thông tin mà Hebemart chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra đáp án chính xác nhất cho câu hỏi những bệnh không nên uống collagen này.

1. Những bệnh không nên uống collagen tránh gây hại cho sức khỏe

Collagen đem tới nhiều tác động tích cực cho sức khỏe và sắc đẹp người dùng. Điều này được công nhận bởi nhiều chuyên gia và nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng collagen, đặc biệt là những người đang trong quá trình điều trị bệnh lý hoặc người có thể chất, cơ địa đặc biệt.

Dưới đây là 6 trường hợp đối tượng không nên sử dụng collagen để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

1.1. Người bị viêm loét dạ dày nặng

Viêm loét dạ dày nặng là một trong những bệnh lý đầu tiên được các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng collagen vì có thể khiến cho vết loét trầm trọng hơn. Giải thích điều này vì 1 số lý do sau:

  • Hương vị nguyên bản của collagen thường có mùi thiên tanh, tương đối khó uống và dễ gây đau bụng, buồn nôn, gây khó chịu cho dạ dày. Một số hãng sản xuất collagen đã khắc phục nhược điểm này bằng cách bổ sung thêm chất tạo hương, vị tự nhiên trong thành phần. Các chiết xuất này giúp collagen có mùi vị dễ uống hơn nhưng chúng lại không có lợi cho bệnh viêm loét dạ dày.
  • Mặt khác, quá trình tái tạo collagen từ tropocollagen cần sử dụng nhiều vitamin C. Do đó, khi uống collagen, người dùng sẽ phải bổ sung thêm các thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm chức năng có chứa vitamin C để phục vụ quá trình này. Vitamin C kết hợp cùng các acid hữu cơ có trong collagen có khả năng làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày khiến cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đó chính là lý do tại sao người bị viêm loét dạ dày nặng thuộc nhóm những bệnh không nên sử dụng collagen.

>> Xem thêm: Collagen là gì? 10 tác dụng của collagen bạn cần biết

1.2. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Mặc dù tính tới thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu chính thức nào khẳng định: collagen không an toàn cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, để đảm bảo cho em bé có chu kỳ phát triển khỏe mạnh và bình thường, các chuyên gia vẫn khuyên các bà bầu nên sử dụng và bổ sung collagen một cách hợp lý theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thay vì sử dụng thực phẩm chức năng có chứa collagen, các mẹ nên tận dụng nguồn thực phẩm chứa nhiều collagen tự nhiên và lành tính từ các loại thực phẩm tươi sống như: cam, dâu tây, cá hồi, việt quất... Bởi vì, một số thành phần có trong collagen tổng hợp có thể làm rối loạn nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai khi cơ thể mẹ có nhiều thay đổi.

>> Tham khảo: 

1.3. Người bị bệnh thận mạn tính không nên uống collagen

Collagen là 1 trong những loại hợp chất dồi dào protein nhất trong cơ thể. Bổ sung collagen qua đường uống cũng đồng nghĩa với việc làm hàm lượng protein trong cơ thể tăng lên. Điều này vô tình lại gây áp lực cho nội cầu thận, tăng mức lọc cầu thận khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn.

Đối với những người mắc bệnh thận mãn tính, các chức năng của thận đã bị suy giảm không được như người bình thường thì với cường độ hoạt động như vậy sẽ làm các cấu trúc thận càng tổn thương hơn và tình trạng bệnh thận nghiêm trọng hơn.

Vì thế, những người bị bệnh thận mãn tính không nên sử dụng collagen. Tuy nhiên nếu sức khỏe và chức năng thận của bạn khỏe mạnh bình thường, bạn cũng không nên quá lo lắng và hoàn toàn có thể sử dụng các loại collagen thủy phân mà không lo có tác động xấu gì tới thận cả.

1.4. Người bị huyết áp thấp

Một trong các tác dụng phụ của uống collagen có thể làm hạ huyết áp. Tuy tác dụng phụ này không quá nghiêm trọng nhưng các chuyên gia vẫn đưa ra lời khuyên nên hạn chế sử dụng collagen cho những người có tiền sử bị huyết áp thấp.

Việc bổ sung collagen có thể khiến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, thiếu tập trung... thường hay gặp ở những người có chỉ số huyết áp thấp trở nên trầm trọng hơn.

1.5. Người đang dùng thuốc tránh thai hoặc thuốc đặc trị, uống kháng sinh

Bên cạnh những bệnh không nên uống collagen, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng không nên bổ sung collagen khi đang sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặc trị các bệnh mãn tính thường gặp như: tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư….

Việc kết hợp thực phẩm bổ sung collagen cùng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như làm gia tăng tình trạng mệt mỏi về thể chất, triệu chứng mang thai giả, chán ăn, làm giảm tác dụng của các loại thuốc đặc trị bệnh suy yếu đi.

Trường hợp nguy hiểm có thể gây phản ứng sốc thuốc nếu sử dụng collagen và thuốc không hợp nhau cùng lúc. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc này thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về việc bổ sung collagen.

>> Xem thêm: Review top 10+ loại collagen tốt nhất hiện nay trên thị trường

1.6. Người ở độ tuổi dưới 20 tuổi

Ở độ tuổi dưới 20, hàm lượng collagen sản sinh trong cơ thể của các chị em còn đang rất dồi dào, chức năng tái tạo và tổng hợp collagen vẫn chưa có dấu hiệu bị suy giảm. Bổ sung thêm collagen tổng hợp sẽ khiến hàm lượng collagen trong cơ thể bị “thừa” dẫn tới rối loạn quá trình phát triển bình thường của cơ thể.

Vì thế, những người thanh thiếu niên dưới 20 tuổi cũng thuộc nhóm đối tượng được khuyên chưa nên sử dụng collagen.

>> Xem thêm: Nên uống collagen khi nào là tốt nhất?

2. Các tác dụng phụ của collagen nếu sử dụng không đúng cách

Collagen mang đến nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe và sắc đẹp cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu sử dụng collagen không đúng cách, hợp chất giàu protein này có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Dư thừa hàm lượng canxi: collagen thủy phân sau khi đưa vào cơ thể sẽ cung cấp một hàm lượng canxi rất cao. Trong khi đó, hàm lượng canxi trung bình trong cơ thể của mỗi người chỉ dao động từ khoảng 8.5ml/dL - 10.2ml/dL. Nếu bạn bổ sung quá nhiều collagen sẽ khiến hàm lượng canxi tăng vượt mức trên và gây ra một số triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau nhức xương khớp…
  • Gây dị ứng: hầu hết các thành phần có trong collagen đều lành tính và hiếm khi xảy ra các phản ứng phụ. Tuy nhiên, một số chị em vẫn gặp phải tình trạng dị ứng như: buồn nôn, tiêu chảy, nóng trong người, nổi mẩn đỏ trên da, sưng tấy vùng môi, lưỡi và cổ họng....do lựa chọn loại collagen có chứa thành phần gây mẫn cảm với cơ thể.
  • Kích thích hình thành mụn: sử dụng collagen quá liều lượng khiến cơ thể không thể hấp thụ hết sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa collagen, từ đó gây nên hiện tượng nóng trong người, da nổi mụn. Ngoài ra, biểu hiện nóng trong, nổi mụn khi sử dụng collagen còn có thể tới từ các nguyên nhân như: lựa chọn loại collagen không phù hợp, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thất thường, người dùng có hệ tiêu hóa mẫn cảm, dễ kích ứng…
  • Làm tăng trọng lượng cơ thể: collagen thường được chiết xuất từ các loại da, mô của các loại động vật như cá, lợn, bò, gà. Mặc dù, theo các chuyên gia, uống collagen không gây tăng cân, nó chỉ gây tăng cân khi bạn dùng quá liều lượng hấp thụ vào cơ thể. Tuy nhiên các hãng thường thêm các thành phần tạo vị, tạo ngọt như đường, chiết xuất trái cây tự nhiên để dễ uống hơn, thành phần này có trong collagen cũng là một trong những nguyên nhân khiến cân nặng người dùng tăng lên khi sử dụng trong thời gian dài, gây tăng lượng calo hấp thụ vào bên trong cơ thể.
  • Có thể gây nguy cơ “quá tải” cho thận: trong collagen có chứa Hydroxyproline - một loại acid amin có khả năng chuyển đổi thành Oxalate khi đưa vào cơ thể. Để bài tiết oxalate hoặc lượng collagen dư thừa do sử dụng quá nhiều khiến thận phải làm việc nhiều hơn dẫn tới nguy cơ quá tải, suy giảm chức năng thận.
  • Ảnh hưởng tới vị giác: collagen nguyên chất thường chiết xuất từ da cá hoặc bò nên thường có mùi tanh và vị khó uống. Vì thế, nếu người dùng uống collagen trực tiếp hoặc sử dụng loại collagen kém chất lượng có thể làm ảnh hưởng tới vị giác, gây buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn.

3. Lưu ý khi bổ sung collagen đạt hiệu quả và an toàn

Muốn bổ sung collagen một cách hiệu quả và an toàn, bên cạnh các trường hợp bị bệnh không nên uống collagen, chị em cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Bổ sung collagen đúng độ tuổi: sử dụng collagen quá sớm có thể làm rối loạn quá trình dậy thì hoặc dư thừa hàm lượng chất này trong cơ thể. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, từ 25 tuổi trở lên là độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu uống collagen. Ngoài 25 tuổi, các dấu hiệu lão hóa dần dần trở nên rõ rệt, khả năng tái tạo collagen của cơ thể cũng chậm hơn. Vì thế, bạn cần phải bổ sung collagen để thúc đẩy quá trình tái tạo collagen, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa. 
  • Bổ sung collagen đủ liều lượng: tùy thuộc vào từng độ tuổi, cơ thể con người cần khoảng 1.500 - 2.500 mg collagen mỗi ngày. Collagen không chỉ bổ sung thông qua đường uống mà còn từ các loại thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày như trứng, cá, thịt, sữa... Vì thế, người dùng cần tìm hiểu và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để bổ sung hàm lượng collagen cho phù hợp. Tránh trường hợp bổ sung quá nhiều khiến hàm lượng collagen bị dư thừa và phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Quan sát phản ứng cơ thể trong quá trình sử dụng: khi uống collagen, người dùng cần cảm nhận và quan sát cách cơ thể tiếp thu và phản ứng với chất này. Nếu xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn hay phát ban, nổi mẩn đỏ...người dùng nên ngưng sử dụng và nhờ bác sĩ tư vấn.
  • Uống collagen vào thời điểm thích hợp: thời điểm để cơ thể hấp thụ collagen tốt nhất là trước khi ăn sáng 30 phúttrước khi đi ngủ vào buổi tối 30 phút. Nếu muốn collagen phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống collagen vào các thời điểm trên.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng collagen. Xây dựng một lối sống lành mạnh kết hợp với việc luyện tập thể dụng thường xuyên, ăn uống khoa học sẽ giúp collagen có hiệu quả nhanh chóng và lâu dài hơn.
  • Tuân thủ liệu trình sử dụng: một liệu trình sử dụng collagen khoa học thường kéo dài liên tục 3 tháng. Để collagen phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần dùng đúng và đủ theo liệu trình. Sau mỗi liệu trình, bạn nên tạm ngưng 1 - 2 tháng để cơ thể có thời gian hấp thụ và chuyển hóa, sau đó tiếp tục sử dụng.
>> Xem thêm:

4. Các câu hỏi thường gặp về bệnh gì không được uống collagen

4.1. Người bị cường giáp hoặc u tuyến giáp có uống được collagen không?

Người bị cường giáp hoặc u tuyến giáp có thể uống collagen nếu biết cách lựa chọn loại collagen phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh lý biểu hiện nặng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung.

Đặc biệt, người bị cường giáp hay u tuyến giáp nên ưu tiên các loại collagen có chiết xuất từ động vật. Không nên sử dụng collagen chiết xuất từ rong biển vì hàm lượng i-ốt có trong loại collagen này sẽ khiến biểu hiện bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

4.2. Người bị viêm gan B có uống collagen được không?

Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định: người bị bệnh viêm gan B không thể uống collagen. Nếu có gây hại cho gan cũng là do sử dụng các loại collagen chất lượng kém, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Người mắc bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể bổ sung thêm collagen giúp trẻ hóa các tế bào và điều hòa nội tiết tố.

4.3. Bị u có uống được collagen không?

  • Bị u xơ tử cung có uống được collagen không?

Người bị u xơ tử cung hoàn toàn có thể uống collagen. Một số thông tin cho rằng: “Collagen tác động đến quá trình hình thành estrogen – một loại hormone quan trọng trong cơ thể của nữ giới. Sử dụng collagen khi bị u xơ tử cung sẽ làm loại hormone này rối loạn”. Tuy nhiên, thông tin này đến nay vẫn chưa được xác thực.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng: Người bị u xơ tử cung vẫn có thể uống collagen chứa tỷ lệ thích hợp trong thành phần và có độ tinh khiết cao. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên thăm khám trước và sau khi uống, đồng thời tham khảo ý kiến chỉ định của bác sĩ đối với sản phẩm mà bạn đang có ý định dùng.

  • Bị u vú có uống được collagen không?

U vú ở nữ giới thường chia thành 2 loại: u vú lành tínhu vú ác tính. Nếu thuộc trường hợp u vú lành tính, chị em có thể thoải mái sử dụng collagen.

Ngược lại, hợp chất này không được khuyến khích sử dụng cho những người mắc bệnh u vú ác tính. Một số thí nghiệm được các nhà khoa học tiến hành trên chuột cho thấy: các bệnh nhân có tế bào ung thư chứa hàm lượng collagen cao thường có tình trạng nặng hơn.

4.4. Có nên uống collagen khi bị hành kinh không?

Trong thời kỳ hành kinh, cơ thể chị em trở nên đặc biệt mẫn cảm. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, collagen là một hoạt chất rất lành tính, không có tác dụng phụ đối với chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do đó, chị em có thể bổ sung collagen ngay cả khi đang trong những ngày “đèn đỏ”.

4.5. Uống collagen có gây hại thận không?

Thận là cơ quan phụ trách việc lọc và bài tiết lượng chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, uống collagen chỉ gây hại cho thận khi bạn dung nạp quá nhiều collagen khiến thận phải làm việc tải để loại bỏ hết hàm lượng collagen dư thừa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu lượng collagen bạn sử dụng không vượt quá hàm lượng cho phép và thận của bạn khỏe mạnh thì sẽ không gây bất kỳ tác hại nào cho thận.

Tổng kết

Trên đây là thông tin tổng hợp những bệnh không nên uống collagen và một số lưu ý khuyến cáo giúp người dùng sử dụng collagen hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Hy vọng với những thông tin này, mọi người sẽ biết cách uống collagen đúng cách để giữ gìn tình trạng sức khỏe ổn định, không phát triển theo chiều hướng xấu hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

------------------------------------

HEBEMART - THẾ GIỚI HÀNG NGOẠI CHÍNH HÃNG

Website: https://hebemart.vn

Hotline: 0813.706154

Email: cskh@hebemart.vn 

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Hebemart
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
[Hebemart] Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024
Top 10 cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến chàng mê mệt
Sau khi uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bạn cần tránh
Cách uống Menevit và tinh chất hàu đạt hiệu quả tốt nhất (Chi tiết)
Những ai không nên uống vitamin E tránh tác dụng phụ đến sức khỏe?
Tập Yoga lúc nào trong ngày tốt nhất? 3 khung giờ vàng nên tập
Cách uống viên vitamin A màu đỏ đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất
Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh uống lúc nào thì tốt nhất? Cần lưu ý gì?
Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?
Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất để dáng đẹp thon gọn, khỏe mạnh?
4 biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan bạn cần lưu ý
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?
Uống Biotin bao lâu thì ngừng? Cách dùng biotin hiệu quả nhất
Hebemart thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
Top 10+ sữa rửa mặt Nhật Bản tốt nhất 2024 và được yêu thích nhất hiện nay
Sản phẩm bán chạy
cam kết sản phẩm chính hãng
CAM KẾT CHÍNH HÃNG
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng
giao hàng nhanh toàn quốc
FREESHIP TOÀN QUỐC
Miễn phí vận chuyển + vô số mã giảm giá hấp dẫn
chuyên viên tư vấn tận tình
TƯ VẤN TẬN TÌNH
Hỗ trợ tư vấn, phản hồi, mua hàng 24/7
mua sắm online tiện dụng dễ dàng
MUA SẮM TIỆN LỢI
Mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng
Nhận tin khuyến mãi từ Hebemart!

    Thương hiệu: | SKU:
    0813 706154