Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?

Tác giả: Hebemart | Cập nhật: 05/02/2024

Xem nhanh [Hiện]

Uống glucosamine có hại thận không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang muốn sử dụng glucosamine để hỗ trợ điều trị, cải thiện các vấn đề về xương khớp. Glucosamine là một hợp chất đang khá được quan tâm dùng để chăm sóc sức khỏe, đặc biệt tốt cho xương khớp, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo sụn. Chính vì thế nên rất nhiều loại thuốc xương khớp, thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp có chứa thành phần này. Vậy thực sự glucosamine sử dụng có gây hại tới thận, gan không? Những ai không nên dùng glucosamine tránh gặp tác dụng phụ?

Bài viết sau đây Hebemart sẽ giúp giải đáp câu hỏi này, giúp bạn nắm rõ về những tranh cãi xung quanh tác dụng phụ lên thận của glucosamine khi lạm dụng uống trong thời gian dài. Cùng đọc ngay nhé!

1. Glucosamine là gì? Glucosamine có công dụng gì?

Trước khi tới đáp án uống glucosamine có hại thận không, hãy cùng tìm hiểu cụ thể glucosamine là gì? nó có tác dụng gì?

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên - 1 loại amino monosaccharide nội sinh có sẵn trong cơ thể con người và do cơ thể sản xuất ra. Glucosamine có mặt tự nhiên ở hầu hết các mô trong cơ thể, tồn tại nhiều nhất ở sụn khớp, các mô liên kết và giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo và bảo vệ sụn, mô xương khớp. Glucosamine là sự kết hợp của các chuỗi đường gồm Glutamine, Glucose và các Protein đặc hiệu. Nó đóng vai trò cần thiết như là chất dẫn giúp hình thành và phát triển mô xương khớp, các lớp sụn. Chính vì vậy glucosamine được biết tới là đem đến nhiều công dụng tốt dành cho xương khớp.

Tuy nhiên con người càng lớn tuổi thì nồng độ Glucosamine trong cơ thể càng giảm dần, khả năng tổng hợp Glucosamine của cơ thể giảm dần khiến xương khớp không còn khỏe mạnh, cơ xương khớp gặp vấn đề, chức năng hoạt động không hiệu quả, gây ra các vấn đề có liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp.

Có nhiều dạng Glucosamine khác nhau, trong đó chủ yếu bao gồm các loại là:

  • Glucosamine sulfate
  • Glucosamine hydrochloride (HCL)
  • N-acetyl glucosamine (GlcNAc)

Trong đó, Glucosamine sulfate và Glucosamine hydrochloride là 2 dạng Glucosamine được sử dụng rất phổ biến trong điều trị và phòng ngừa các vấn đề xương khớp như bệnh viêm xương khớp, đau khớp, đa xơ cứng, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, trong đó Glucosamine sulfate được đánh giá là loại glucosamine tốt nhất. Ngoài ra, nó cũng được phối hợp với các thành phần bổ khớp khác như các loại vitamin, chondroitin, methylsulfonylmethane hoặc chiết xuất từ sụn cá mập, nấm, mô động vật vỏ tôm, vỏ sò, vỏ cua,… thành các chế phẩm glucosamine (thuốc glucosamine) dùng trong y học để hỗ trợ điều trị các chứng đau xương khớp, viêm khớp mạn tính. Ngoài ra, glucosamine cũng được sử dụng ở dạng thực phẩm chức năng giúp làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.

Thuốc Glucosamine thực chất là thực phẩm chức năng chứa Glucosamine được điều chế thành nhiều dạng như viên uống, bột, nước, kem bôi để giúp cơ thể dễ hấp thu và sử dụng tiện lợi. Việc bổ sung glucosamine dưới dạng thực phẩm chức năng glucosamine dùng hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp, cải thiện sụn khớp, phòng ngừa loãng xương hiệu quả và an toàn - đặc biệt quan trọng với con người sau tuổi 50.

Các công dụng của glucosamine bao gồm:

  • Cung cấp hàm lượng Glucosamine cho cơ thể để duy trì và đảm bảo hoạt động của hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, linh hoạt, ngăn ngừa vấn đề cấu trúc sụn khớp bị phá vỡ vì thiếu chất này.
  • Cải thiện tình trạng viêm khớp, giảm đau xương khớp, giảm viêm, hỗ trợ điều trị rối loạn ở xương và khớp, phòng ngừa bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gai cột sống, loãng xương,...
  • Thúc đẩy quá trình sản sinh chất nhầy ở sụn khớp, kích thích tăng sinh sụn khớp, tham gia vào quá trình tái tạo và hình thành những mô xương mới, đảm bảo các khớp xương hoạt động khỏe mạnh.
  • Kích thích quá trình hình thành các mô sụn mới.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý không liên quan đến xương khớp như: viêm bàng quang kẽ, viêm đường ruột, tăng nhãn áp, đa xơ cứng, viêm khớp thái dương hàm..
  • Giảm sự suy yếu của xương, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương do tuổi già hoặc sau mãn kinh.
>> Xem thêm: Uống glucosamine lâu dài có tốt không?

2. Uống Glucosamine có hại thận không?

Với những tác dụng tốt cho xương khớp nên chế phẩm glucosamine thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng cho các bệnh nhân cần cải thiện các vấn đề về xương khớp. Thế nhưng, không ít người cho rằng uống glucosamine ảnh hưởng xấu đến gan thận. Với thắc mắc uống glucosamine có hại thận không? Bạn hãy cùng tham khảo các thông tin dưới đây:

  • Bổ sung glucosamine qua chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo an toàn tuyệt đối và không gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên, với hình thức bổ sung này thì thường không đáp ứng đủ hàm lượng glucosamine cần cho cơ thể. Vì vậy hiện nay các bác sĩ hoặc chuyên gia thường khuyến nghị người dùng chọn bổ sung glucosamine qua dạng uống (thực phẩm chức năng).
  • Glucosamine hiện nay thường được điều chế dưới dạng thực phẩm chức năng Glucosamine hoặc dạng thuốc điều trị. Mặc dù có nhiều lợi ích, tuy nhiên trước khi sử dụng glucosamine, bạn nên thăm khám để được bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cụ thể, không nên tự ý sử dụng.
  • Sản phẩm glucosamine được sản xuất bởi nhiều công ty trên khắp thế giới, dưới các dạng bào chế và hàm lượng khác nhau. Ở dạng chế phẩm viên uống, glucosamine thường được chiết xuất từ vỏ của loài giáp xác như vỏ tôm, vỏ sò, vỏ cua,... có tác dụng giảm đau, cải thiện những triệu chứng liên quan tới viêm xương khớp. Bên cạnh đó, các sản phẩm còn được kết hợp thêm các thành phần khác để đem tới hiệu quả tối ưu hơn như chondroitin, canxi, vitamin D, collagen,...
  • Uống glucosamine cũng giống như các loại thực phẩm chức năng khác, thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của từng người. Sử dụng Glucosamine mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Tác dụng của Glucosamine thường đến chậm và mang tính chất tích lũy dần dần. Bạn nên duy trì bổ sung glucosamine từ 3 - 6 tháng để nhận thấy kết quả rõ rệt.
  • Hầu hết các sản phẩm bổ sung glucosamine trên thị trường đều thuộc dạng thực phẩm chức năng. Vì vậy mà quan niệm sử dụng thực phẩm chức năng glucosamine như thuốc điều trị bệnh xương khớp là hoàn toàn sai lầm và rất nhiều người đang mắc phải. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đo lường mức bổ sung glucosamine an toàn với các loại thực phẩm chức năng có chứa glucosamine này.
  • Hiện nay chưa có thông tin hay nghiên cứu chính thống nào khẳng định việc uống glucosamine có thể gây hại cho thận. Tuy nhiên, các tổ chức Y tế khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng sử dụng glucosamine liên tục kéo dài quá 6 tháng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là ảnh hưởng xấu gây suy giảm chức năng gan và thận. Đặc biệt là khuyến cáo dành cho các bệnh nhân suy thận không nên sử dụng glucosamine. Lý do bởi vì glucosamine được chuyển hóa phần lớn ở gan, 1 số loại bắt buộc cần phải bài tiết qua thận, vì vậy khi dùng glucosamine lâu dài ít nhiều ảnh hưởng xấu tới các cơ quan này.
  • Trong một số thống kê chỉ ra: những người sử dụng glucosamine trên 2 năm có thể gặp tác dụng phụ là bệnh viêm thận kẽ cấp tính. Đồng thời cũng ghi nhận những trường hợp bệnh nhân có tiền sử thời gian dài dùng các chế phẩm glucosamine đã có dấu hiệu suy thận không đặc hiệu, xét nghiệm có lượng độc tính cao ở trong thận/ gan.

Tóm lại hiện nay vẫn chưa có đáp án chính xác cho câu hỏi uống glucosamine có hại thận không. Cơ bản thì theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ chuyên môn, mặc dù thực phẩm chức năng không nằm trong danh mục thuốc điều trị đặc hiệu nhưng thành phần của chúng vẫn có một số hóa dược và các chất bảo quản, chất hỗ trợ. Các chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ được xử lý tại gan và đào thải qua thận. Bên cạnh đó, việc uống glucosamine có hại thận hay không cũng phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh lý, cách sử dụng, liều dùng,...

Do đó nếu bạn đang mắc bệnh thận, hoặc có thể trạng sức khỏe yếu thì cần phải rất thận trọng khi sử dụng glucosamine. Trường hợp nếu đang sử dụng glucosamine, bệnh nhân nên chú ý theo dõi kiểm tra chức năng thận để phòng tránh những tác dụng phụ nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra.

>> Xem thêm: Uống glucosamine trước hay sau ăn?

3. Người bị sỏi thận có nên uống glucosamine không?

Với những thông tin trên bạn cũng phần nào nắm được kiến thức về glucosamine cũng như uống glucosamine có hại thận không? Hiện nay đa số các sản phẩm glucosamin được bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng và được khuyên dùng từ 3 - 6 tháng, sau đó ngưng 1 thời gian để cơ thể có thời gian nghỉ, phục hồi và hấp thụ, rồi mới dùng tiếp. Tuy nhiên cũng có các khuyến cáo không sử dụng glucosamine quá lâu vì sẽ ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận, mật.

Đối với câu hỏi người bị sỏi thận có nên uống glucosamine không? Mặc dù hiện nay chưa có thông tin hay nghiên cứu chính thống nào chứng minh về mối liên quan uống glucosamine và người sỏi thận. Thế nhưng bệnh nhân sỏi thận trước khi sử dụng glucosamine cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ, gây bệnh lý trầm trọng hơn, đặc biệt trường hợp bị sỏi thận biến chứng suy thận thì không nên dùng glucosamine.

4. Những ai không nên sử dụng Glucosamine?

Các bác sĩ và chuyên gia đều khuyến nghị việc sử dụng chế phẩm thuốc Glucosamine đòi hỏi cẩn trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay thuốc Glucosamine đang được mua bán và sử dụng rất rộng rãi ở trong cộng đồng. Các tác dụng phụ của glucosamine (kích thích nhu động ruột, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón,...) có tỷ lệ xác suất xảy ra cao hơn ở 1 số đối tượng cụ thể. Đặc biệt đã ghi nhận những trường hợp dị ứng do glucosamine ở 1 số người có cơ địa mẫn cảm dị ứng với hải sản, tôm, cua, ốc,...

Dưới đây là những đối tượng không nên hoặc cần thận trọng khi sử dụng glucosamine dạng thuốc và thực phẩm chức năng:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi
  • Người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc bị rối loạn cơ chế đông máu, rối loạn đông máu bẩm sinh.
  • Người bị dị ứng nặng với các loại hải sản hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh nhân đang bị suy thận nặng.
  • Người bệnh đang trong giai đoạn lọc máu chu kỳ.
  • Người có vấn đề về tim mạch, đang điều trị nhiễm vi khuẩn tai, mũi, họng, đang bị cảm cúm.
  • Người già lớn tuổi có vấn đề về huyết áp.
  • Trường hợp điều trị kéo dài với kháng sinh thì người bệnh cần thông qua bác sĩ để được kê liều lượng dùng cẩn thận.
  • Không kết hợp sử dụng glucosamine với các loại thuốc như: thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc điều trị tăng lipid máu tránh tương tác thuốc.
  • Một số kích ứng từ Glucosamine có thể gây kích thích các cơn hen xảy ra, nếu bạn mắc bệnh hen suyễn thì nên hạn chế sử dụng thực phẩm chức năng glucosamine.

Nếu bạn nằm trong số những trường hợp kể trên thì tốt nhất không nên sử dụng chế phẩm glucosamine này. Hoặc nếu muốn dùng cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp về việc có cần thiết bổ sung glucosamine hay không cũng như được tư vấn hướng dẫn sử dụng.

>> Xem thêm: Danh sách thực phẩm giàu canxi nhất nên bổ sung

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung Glucosamine an toàn, hiệu quả

Tổng kết

Trên đây là các thông tin giúp giải đáp cho bạn thắc mắc uống glucosamine có hại thận không? Cho tới nay, cũng có những nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra việc thay đổi chức năng của thận của bệnh nhân khi lạm dụng glucosamine trong thời gian dài. Vì vậy lời khuyên là người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị, cũng như chỉ định cách dùng phù hợp.

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết trên đây của Hebemart.vn.

>> Mời bạn tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng glucosamine chất lượng, giá tốt tại Hebemart:

Hebemart
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
[Hebemart] Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024
Top 10 cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến chàng mê mệt
Sau khi uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bạn cần tránh
Cách uống Menevit và tinh chất hàu đạt hiệu quả tốt nhất (Chi tiết)
Những ai không nên uống vitamin E tránh tác dụng phụ đến sức khỏe?
Tập Yoga lúc nào trong ngày tốt nhất? 3 khung giờ vàng nên tập
Cách uống viên vitamin A màu đỏ đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất
Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh uống lúc nào thì tốt nhất? Cần lưu ý gì?
Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?
Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất để dáng đẹp thon gọn, khỏe mạnh?
4 biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan bạn cần lưu ý
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?
Uống Biotin bao lâu thì ngừng? Cách dùng biotin hiệu quả nhất
Hebemart thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
Top 10+ sữa rửa mặt Nhật Bản tốt nhất 2024 và được yêu thích nhất hiện nay
Sản phẩm bán chạy
cam kết sản phẩm chính hãng
CAM KẾT CHÍNH HÃNG
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng
giao hàng nhanh toàn quốc
FREESHIP TOÀN QUỐC
Miễn phí vận chuyển + vô số mã giảm giá hấp dẫn
chuyên viên tư vấn tận tình
TƯ VẤN TẬN TÌNH
Hỗ trợ tư vấn, phản hồi, mua hàng 24/7
mua sắm online tiện dụng dễ dàng
MUA SẮM TIỆN LỢI
Mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng
Nhận tin khuyến mãi từ Hebemart!

    Thương hiệu: | SKU:
    0813 706154