Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bụng bầu khác bụng mỡ như nào?

Tác giả: Hebemart | Cập nhật: 25/08/2023

Xem nhanh [Hiện]

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai không rõ bụng bầu và bụng mỡ có giống nhau không. Vì vậy nên lầm tưởng rằng bụng bầu và bụng béo giống nhau, do đó mà nghĩ rằng khi mang thai thì bụng sẽ có ngấn. Sự thay đổi vòng bụng khi mang bầu vào lúc đứng, ngồi khiến nhiều mẹ bầu quan tâm.

Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Cùng Hebemart tìm hiểu câu trả lời bụng bầu ngồi có ngấn không trong bài viết dưới đây nhé! Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giúp chị em phân biệt được bụng bầu và bụng béo, từ đó đưa ra 1 số lời khuyên giúp giảm mỡ bụng khi mang thai.

1. Vì sao nhìn bụng biết có thai?

Thông thường khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ hầu hết sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, bụng chính là bộ phận có nhiều thay đổi rõ nhất trên cơ thể của mẹ bầu. Sau khi tinh trùng gặp trứng, trứng được thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử và bắt đầu phân chia thành nhiều tế bào để tạo thành phôi thai. Phôi thai bắt đầu di chuyển từ vòi trứng vào trong tử cung để gắn chặt vào nội mạc tử cung và làm tổ tại đây, phát triển thành thai nhi.

Cùng với quá trình thai nhi dần dần phát triển mỗi ngày, bụng của bà bầu sẽ có sự thay đổi cả về kích thước lớn hơn lẫn hình dáng bề ngoài. Vòng bụng bầu sẽ ngày ngày lớn dần lên. Sự thay đổi này có thể quan sát bằng mắt thường, chính là dấu hiệu quan trọng giúp cho chị em nhìn bụng biết rằng mình đã có thai khá chính xác.

vì sao nhìn bụng biết có thai

Dấu hiệu nhìn bụng biết có thai là bụng ngày càng to ra, nhất là từ tháng thứ 3 trở đi

Tuy nhiên, điều này thường chỉ đúng đối với các bà bầu mang thai từ tháng thứ 3 trở đi. Còn với các mẹ bầu giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên thì rất khó nhận biết mang thai qua hình dáng bụng bầu vì thời gian đầu sự thay đổi kích thước chưa rõ rệt. Đặc biệt đối với những chị em phụ nữ có vòng eo nhỏ gọn.

Khác với người béo phì, người tăng cân vùng bụng sẽ mềm bởi lớp mỡ dưới da, thì bà bầu bụng sẽ cứng và tròn, to hơn, tròn chủ yếu bụng dưới. Lý do vì sự xuất hiện của bào thai bên trong tử cung và sự thay đổi cấu tạo cơ thể khi mang thai.

Có những mẹ bầu bụng sẽ nhô lên nhanh chóng và nhìn rõ ràng kích thước bụng to ra. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bụng bầu nhỏ, kích thước thay đổi vòng bụng chậm hơn. Tuy nhiên đây là dấu hiệu bình thường và mẹ không nên quá lo lắng. Hãy chú ý thăm khám bác sĩ, theo dõi kiểm tra thai định kỳ để biết được thai nhi vẫn đang phát triển ổn định.

>> Sản phẩm gợi ý: Elevit Úc 100 viên vitamin cho bà bầu

2. Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Theo các chuyên gia và bác sĩ sản khoa, bụng bầu ngồi có ngấn hay không còn tùy thuộc vào từng người, từng giai đoạn trong thời kỳ mang thai. Cơ thể của mỗi chị em phụ nữ trong thai kỳ là không giống nhau, vì vậy việc bụng bầu có ngấn hay không tùy thuộc vào mỗi người.

Một số nguyên nhân có thể khiến bụng bầu ngồi có ngấn gồm:

  • Phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe, tuổi tác và lượng mỡ tự nhiên có trong cơ thể bà bầu. Một số người thì bụng bầu rõ ràng và tròn căng, người khác thì trông giống như là có ngấn.
  • Bụng bầu có ngấn do thai nhi đẩy lên tạo thành áp lực lên các cơ và cơ quan bên trong bụng của mẹ. Dẫn tới hơi trong dạ dày và ruột sẽ bị giữ lại, gây ra cảm giác có ngấn. Đặc biệt sau khi mẹ bầu ăn nặng hoặc ăn nhiều chất xơ, bụng bầu ngấn càng trở nên rõ hơn.
  • Thay đổi hormone nội tiết tố của cơ thể mẹ trong thai kỳ cũng góp phần vào việc tạo ra ngấn bụng bầu.

Tuy nhiên theo các chuyên gia sản khoa cũng cho biết, tình trạng ngấn bụng khi mang bầu là điều thường gặp và không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu ngấn bụng kèm các triệu chứng đáng ngờ khác như đau nhức, sưng tấy, khó thở,... mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Câu trả lời Bụng bầu ngồi có ngấn không phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ.

2.1. Tam cá nguyệt thứ nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, đây là giai đoạn cơ thể của mẹ bắt đầu làm quen với những thay đổi khi mang thai. Tuy nhiên ngoại trừ các trường hợp bà bầu ốm nghén thì các dấu hiệu mang thai hay sự thay đổi của vòng bụng thường không quá rõ ràng.

Đối với thắc mắc 3 tháng đầu mang thai bụng bầu ngồi có ngấn không? Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: bụng bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ hầu như rất ít có thay đổi về kích thước vòng bụng nếu chỉ quan sát qua bên ngoài bằng mắt thường. Khi mới mang thai, lượng nước ối tăng khiến vòng bụng tăng thêm vài cm và kích thước của tử cung chưa thay đổi nhiều. Bên cạnh đó, có nhiều mẹ bầu còn bị nghén khiến không ăn được, buồn nôn, thậm chí giảm cân khiến cho size vòng bụng giảm theo.

  • Với mẹ bầu có vòng eo nhỏ, vòng eo con kiến hay tạng người nhỏ: 3 tháng đầu mang thai nếu ngồi không thấy ngấn bụng.
  • Với mẹ bầu có dấu hiệu tăng cân nhanh hoặc tạng người béo, thừa cân, vòng eo lớn, bụng có nhiều mỡ: 3 tháng đầu mang thai có thể xuất hiện ngấn bụng khi ngồi xuống.

Như vậy, 3 tháng đầu bụng bầu ngồi có ngấn không? Điều này có thể có hoặc không có, tùy thuộc nhiều vào thể trạng cơ địa của từng mẹ bầu. Tuy nhiên điều này là bình thường và không quá quan trọng, các bà bầu không cần phải lo lắng. Lời khuyên cho các mẹ 3 tháng đầu thai kỳ hãy chú ý tới chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng đầy đủ, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và làm việc thật khoa học hợp lý. Kết hợp thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của em bé.

2.2. Tam cá nguyệt thứ 2

Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Giai đoạn này vùng bụng của mẹ bầu sẽ tăng kích thước và có thể quan sát rõ ràng hơn. Mẹ cảm nhận rõ sự thay đổi bụng bầu và sự phát triển của thai nhi. Vòng bụng to và nhô lên phía trước, tử cung sẽ giãn rộng nên tạo áp lực, vì vậy mà thường xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng. Cùng với đó là dấu hiệu căng cứng của da khi bụng to dần lên, quan sát có thể thấy có nhiều vết rạn xuất hiện trên bụng. Bà bầu giai đoạn này cần lựa chọn tư thế ngồi làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể thấy dễ chịu nhất.

Vậy 3 tháng giữa thai kỳ thì bụng bầu ngồi có ngấn không? Đáp án là KHÔNG. Lý do vì lúc này bụng bầu phát triển căng và to tròn, cứng hơn, không bị trùng xuống. Khi ngồi xuống, mẹ bầu sẽ không nhìn thấy có ngấn bụng.

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, các mẹ bầu thường được khuyến nghị nên tăng cân khoảng 5 - 7kg nhằm giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Lúc này nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi cao hơn. Vì vậy mẹ bầu chú ý có 1 chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất vitamin, vận động nhẹ nhàng và vẫn duy trì thăm khám thai định kỳ.

Cũng có 1 số trường hợp do cơ địa mà bụng bầu không to nhiều ở tháng thứ 4, thứ 5, tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng, miễn là các chỉ số của bé vẫn phát triển bình thường là được.

2.3. Tam cá nguyệt cuối

Tam cá nguyệt cuối là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Lúc này em bé đã phát triển lớn nhanh, kích thước bụng của bà bầu đã trở lên lớn nhất. Vì vậy mà việc xuất hiện ngấn bụng khi ngồi xuống chắc chắn không xảy ra. Đồng thời việc đi lại di chuyển của mẹ bầu trở nên rất khó khăn cũng như việc ngồi xuống của mẹ bầu rất vất vả, không thể thực hiện động tác gập người về phía trước.

Giai đoạn này mẹ bầu chú ý lựa chọn chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời.

3. Cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ khác gì nhau?

Nhiều chị em lần đầu mang thai khi thấy vòng bụng hơi to lên dễ lầm tưởng đây là vì mình béo bụng, bụng mỡ mà bỏ qua những dấu hiệu khác của cơ thể. Vì vậy mà bỏ sót chế độ ăn uống dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe cho bé rất quan trọng ở giai đoạn đầu. Nhiều chị em chưa nắm rõ bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, dưới đây là các đặc điểm cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ đơn giản cho chị em, tránh nhầm lẫn giữa 2 loại này:

3.1. Bụng bầu cứng và tròn hơn, săn chắc

Cảm nhận rõ nhất về sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng béo chính là bụng bầu thường cứng và tròn hơn so với bình thường và mẹ có thể nhận thấy khi sờ lên bụng. Bởi vì bên trong bụng bầu chứa thai nhi, nước ối, nhau thai, cùng sự giãn nở của tử cung. Sự phát triển của thai nhi khiến cho bụng căng ra, trở nên săn chắc hơn.

Sờ vào bụng bầu, mẹ sẽ thấy bụng cứng, cảm nhận được sự đàn hồi. Ngược lại, bụng mỡ do các mô mỡ tích lũy nên thường mềm hơn, nhão, chảy xệ, dễ biến dạng khi ngồi, thường xuất hiện nhiều ngấn dù ngồi hay đứng. Sờ vào bụng mỡ thấy mềm mại và có thể nắn được.

3.2. Bụng bầu kích thước sẽ to dần

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng khi mang thai là kích thước vòng bụng sẽ thay đổi to dần do sự phát triển của bào thai. Bụng sẽ ngày càng to và có sự thay đổi rõ rệt từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi. Với những người mang thai lần đầu thì thường thấy bụng to rõ nét từ tháng thứ 3 thai kỳ. Còn với những người đã từng mang thai thì biểu hiện này có thể xuất hiện sớm hơn.

3.3. Hình dáng bụng bầu tròn, phình ra ở phía dưới rốn

Bụng bầu có hình dáng tròn, xu hướng phình ra về phía trước và phình ở phía dưới rốn. Còn bụng mỡ không có hình dạng cụ thể, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên toàn bụng, thường không phình về phía trước như bụng bầu.

3.4 Bụng bầu thường có vết rạn ở chân bụng

Điểm khác nhau tiếp theo chính là sự xuất hiện của các vết rạn chỉ có ở trên bụng bầu do da bụng bị kéo căng quá mức. Còn bụng mỡ thì không có các vết rạn này. Tùy thuộc vào cơ địa, kích thước các vết rạn sẽ khác nhau và càng về sau thì màu sắc của vết rạn sẽ trở nên rõ hơn, sẫm màu hơn.

Nếu thấy có các vết rạn không chỉ ở vành bụng, chân bụng và cả phía dưới rốn thì đó là dấu hiệu của bụng bầu, mẹ không lo lắng vì béo bụng nhé.

3.5. Các biểu hiện khác

Đối với trường hợp bụng mỡ thì chị em gặp các vấn đề gồm: béo bụng trên, béo bụng dưới, béo ở 2 bên eo hông hoặc béo toàn bụng. Dấu hiệu rất dễ nhận ra là phần bụng sẽ lớn hơn, chảy xệ, có thể thấy ngấn mỡ khi ngồi xuống, chạm vào rất mềm. Các nguyên nhân gây ra vấn đề bụng mỡ tới từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, ngồi nhiều và tư thế ngồi không đúng cách, áp lực căng thẳng stress,... khiến mỡ tích tụ ở vùng bụng.

Nhận biết được sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng mỡ giúp chị em phụ nữ có thể chủ động trong việc nhận biết mang thai sớm hơn, chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ.

4. Cách kiểm soát cân nặng, giảm mỡ bụng cho bà bầu an toàn

Ngoài vấn đề bụng bầu ngồi có ngấn không, thì nhiều mẹ bầu cũng quan tâm tới việc giảm béo bụng khi mang bầu nhằm duy trì thân hình không sồ sề. Nhất là khi mang thai thì cần cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nên mẹ bầu có xu hướng ăn nhiều gây tăng cân, cân nặng khó kiểm soát.

Để kiểm soát cân nặng, giảm mỡ bụng với các chị em béo bụng khi mang bầu, không phải lo lắng việc bụng bầu ngồi có ngấn không, dưới đây là những điều cần lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày: để giảm mỡ bụng hiệu quả, chị em thay vì ăn 3 bữa nên chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ ở các khung giờ khác nhau hàng ngày. Nhờ vậy mà lượng calo từ thức ăn nạp vào cơ thể không quá nhiều, cơ thể có thể đốt cháy năng lượng tích cực hơn, ngăn chặn béo mỡ bụng.
  • Cân đối lượng calo tiêu thụ 1 ngày: mẹ bầu cần cân đối lượng calo tiêu thụ vào cơ thể ở mức vừa phải trong ngày nhưng vẫn đảm bảo ăn uống điều độ, chế độ ăn uống đầy đủ chất. Hãy xây dựng cho mình một khẩu phần ăn hợp lý. Không ăn vô tội vạ gây tăng cân mất kiểm soát.
  • Nên nạp nhiều protein, rau xanh, trái cây: protein giúp hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng, loại bỏ mỡ thừa, cơ săn chắc. Đồng thời bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn để tăng cường vitamin và chất xơ.
  • Thực hiện các bài tập giảm mỡ cho bà bầu: mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập giảm mỡ bụng an toàn, nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả mà vẫn duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Các bài tập được khuyến khích như: đi bộ, tập thể dục, yoga,...
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: hãy bổ sung những thực phẩm tốt cho bà bầu kết hợp uống nhiều nước như: sữa chua, cá hồi, trứng, thịt nạc, khoai lang, các loại ngũ cốc, các loại đậu,... Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ, có gas, có cồn, đồ ăn ngọt, đường sữa,...
  • Vận động thể dục phù hợp: không chỉ nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé mà còn giúp ngăn chặn mỡ thừa ở bụng. Tùy vào từng giai đoạn mang thai, mẹ bầu có các bài tập vận động phù hợp. Mẹ có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên gia sản phụ khoa để có chế độ tập luyện phù hợp.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho bà bầu: mẹ bầu chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết cho thai kỳ như: sắt, canxi, axit folic, DHA cho bà bầu, vitamin tổng hợp cho bà bầu,... qua chế độ ăn uống hoặc viên uống thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của cơ thể mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời bụng bầu ngồi có ngấn không. Điều này rõ ràng phụ thuộc vào mỗi thời điểm của thai kỳ cũng như cơ địa của từng mẹ bầu mà ngấn bụng có hay không. Hy vọng rằng Hebemart giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Đừng quên theo dõi blog Hebemart để cập nhật thêm những kiến thức về cẩm nang sinh con, nuôi dạy con trong quá trình mang thai và sinh nở nhé! Bên cạnh đó Hebemart cũng đang phân phối các sản phẩm vitamin cho mẹ bầu và sau sinh giúp hỗ trợ tốt nhất cho mẹ và bé.

Chúc mẹ bầu và em bé khỏe mạnh!

------------------------------------

HEBEMART.VN - SIÊU THỊ SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP CHÍNH HÃNG, GIÁ TỐT

Website: https://hebemart.vn

Hotline: 0813.706154

Email: cskh@hebemart.vn

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Hebemart
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
[Hebemart] Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024
Top 10 cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến chàng mê mệt
Sau khi uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bạn cần tránh
Cách uống Menevit và tinh chất hàu đạt hiệu quả tốt nhất (Chi tiết)
Những ai không nên uống vitamin E tránh tác dụng phụ đến sức khỏe?
Tập Yoga lúc nào trong ngày tốt nhất? 3 khung giờ vàng nên tập
Cách uống viên vitamin A màu đỏ đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất
Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh uống lúc nào thì tốt nhất? Cần lưu ý gì?
Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?
Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất để dáng đẹp thon gọn, khỏe mạnh?
4 biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan bạn cần lưu ý
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?
Uống Biotin bao lâu thì ngừng? Cách dùng biotin hiệu quả nhất
Hebemart thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
Top 10+ sữa rửa mặt Nhật Bản tốt nhất 2024 và được yêu thích nhất hiện nay
Sản phẩm bán chạy
cam kết sản phẩm chính hãng
CAM KẾT CHÍNH HÃNG
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng
giao hàng nhanh toàn quốc
FREESHIP TOÀN QUỐC
Miễn phí vận chuyển + vô số mã giảm giá hấp dẫn
chuyên viên tư vấn tận tình
TƯ VẤN TẬN TÌNH
Hỗ trợ tư vấn, phản hồi, mua hàng 24/7
mua sắm online tiện dụng dễ dàng
MUA SẮM TIỆN LỢI
Mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng
Nhận tin khuyến mãi từ Hebemart!

    Thương hiệu: | SKU:
    0813 706154