Canxi vô cơ là gì? So sánh canxi vô cơ và hữu cơ loại nào tốt

Tác giả: Hebemart | Cập nhật: 17/08/2023

Xem nhanh [Hiện]

Canxi vô cơ là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người chưa hiểu rõ về loại canxi này và đang có nhu cầu bổ sung canxi. Canxi là khoáng chất thiết yếu với sức khỏe, con người cần bổ sung đầy đủ ở mọi giai đoạn để phát triển, hình thành hệ xương răng, tăng trưởng chiều cao và duy trì sức khỏe tốt nhất, đặc biệt các giai đoạn mẹ bầu và thai nhi, dậy thì, người già.

Hiện nay có 2 loại canxi chính là canxi hữu cơ và vô cơ, khiến cho rất nhiều người khó phân biệt cũng như không biết nên chọn loại nào tốt nhất. Bài viết này Hebemart sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về canxi vô cơ là gì? Canxi vô cơ có những loại nào? So sánh các ưu nhược điểm của canxi hữu cơ và vô cơ.

Cùng đọc ngay nhé!

1. Canxi vô cơ là gì?

Canxi vô cơ là hợp chất được cấu thành từ sự kết hợp giữa ion canxi (Ca2+) với các gốc hợp chất vô cơ (CO3, Cl, SO4,...). Canxi vô cơ chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối canxi.

Đặc điểm của canxi vô cơ là ít tan trong nước nên có khả năng hấp thụ kém và khó đào thải, mùi hương hơi ngái, tanh. Canxi vô cơ thường có nguồn gốc từ đá vôi, trầm tích, san hô, được khai thác từ vỏ sinh vật biển như vỏ trai, vỏ sò, vỏ trứng, xương động vật hoặc được tạo ra từ các phản ứng hóa học.

Công thức của canxi vô cơ thường ở dạng hợp chất muối như: canxi cacbonat, canxi photphat, canxi clorua, canxi sunfat,... Con người không thể dùng trực tiếp các loại canxi vô cơ này mà cần phải qua quá trình điều chế và sản xuất.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung canxi với thành phần canxi vô cơ tới từ nhiều thương hiệu, quốc gia khác nhau.

+) Ưu điểm của canxi vô cơ:

  • Giá thành rẻ, phù hợp nên thích hợp để uống lâu dài.
  • Dễ dàng sản xuất, nguồn nguyên liệu dồi dào trong tự nhiên.
  • Hàm lượng canxi nguyên tố cao.

+) Nhược điểm của canxi vô cơ:

  • Dạng muối ít hòa tan, khó hấp thụ, độ sinh khả dụng thấp, cần có sự tham gia của acid dạ dày nhiều để hòa tan. Canxi vô cơ thường được dùng cho người trưởng thành khi hệ tiêu hóa đã phát triển đầy đủ.
  • Mùi vị hơi ngái tanh, khó chịu, khó uống, không thân thiện với hệ tiêu hóa.
  • Dù lượng canxi nguyên tố đưa vào lớn nhưng lượng sử dụng được lại nhỏ. Nguy cơ gây lắng đọng và dư thừa cao tại thận, mạch máu, gây sỏi thận, sỏi bàng quang, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
  • Bà bầu uống canxi vô cơ dễ gây vôi hóa nhau thai, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, thai nhi chậm phát triển, thậm chí suy dinh dưỡng, cản trở tăng trưởng chiều cao. Bà bầu có thể bị táo bón, nóng trong, vấn đề dạ dày.
>> Xem thêm: Top 20 loại thực phẩm giàu canxi nhất nên bổ sung

2. Các loại canxi vô cơ phổ biến trên thị trường

Có rất nhiều loại canxi vô cơ khác nhau, dưới đây là những loại canxi vô cơ phổ biến:

  • Canxi carbonat (Calcium carbonate, Calci carbonat): công thức hóa học CaCO3. Đây là dạng muối canxi được sử dụng phổ biến nhất, có nguồn gốc từ đá vôi, vỏ động vật biển, vỏ trứng, ốc sên, ngọc trai. Canxi cacbonat chứa nồng độ cao canxi nguyên tố (khoảng 35 - 40%), tuy nhiên khó hấp thụ. Canxi cacbonat được ứng dụng làm thực phẩm chức năng bổ sung canxi và thuốc trung hòa acid dạ dày.
  • Canxi photphat (Calcium phosphate): công thức hóa học Ca3(PO4)2. Canxi photphat là hợp chất của canxi và phốt pho, thường được tìm thấy dưới dạng tricalcium photphat. Canxi photphat chứa gần 39% canxi nguyên tố, thường dùng để bổ sung canxi cho người bị thiếu hụt canxi từ chế độ ăn uống, giúp răng xương chắc khỏe.
  • Canxi clorid, canxi clorua (Calcium chloride): công thức hóa học là CaCl2. Canxi Clorid là hợp chất ion của canxi và clo, tan nhiều trong nước, thường được dùng phổ biến trong các thuốc tiêm tĩnh mạch chậm.

Ngoài ra còn 1 số loại canxi vô cơ khác như canxi sunfat (CaSO4), canxi silicat (Ca2SiO4),...

3. So sánh canxi vô cơ và canxi hữu cơ

Canxi được chia thành 2 loại chính là: canxi vô cơ (Inorganic Calcium) và canxi hữu cơ (Organic Calcium). Khá nhiều người thường lầm tưởng canxi vô cơ và canxi hữu cơ giống nhau, thực chất 2 loại canxi này khác nhau hoàn toàn.

Trước khi so sánh canxi hữu cơ và vô cơ, bạn cần hiểu canxi hữu cơ là gì?

Canxi hữu cơ hay canxi tự nhiên là loại canxi được cấu tạo từ ion canxi kết hợp với các loại hợp chất hữu cơ. Đây là canxi có nguồn gốc từ tự nhiên, thường có nguồn gốc từ động vật và thực vật (tảo biển, rong biển, rau xanh, các loại hạt,...) nên khá an toàn khi đưa vào cơ thể. Có thể thu được canxi hữu cơ mà không cần sử dụng hóa chất tổng hợp hoặc chất phụ gia. Canxi hữu cơ là dạng canxi gần giống canxi có mặt phổ biến trong thực phẩm tự nhiên hàng ngày như tôm, cua, cá, ốc, hến, các loại sữa, chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành,...

Canxi hữu cơ dễ hòa tan và khả năng hấp thụ tốt do nó có cấu trúc khá tương đồng với cấu trúc sinh học của xương, ít bị lắng đọng, dễ đào thải ra ngoài.

>> Bạn xem chi tiết kiến thức về canxi hữu cơ là gì

Ví dụ canxi hữu cơ như: Canxi Gluconat, Canxi caseinate, Canxi citrate, Canxi lactate, Canxi hydroxyapatite,…

Canxi hữu cơ và vô cơ mỗi loại đều có các ưu và nhược điểm riêng phù hợp với đối tượng, nhu cầu bổ sung khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh canxi vô cơ và canxi hữu cơ giúp bạn phân biệt canxi hữu cơ và canxi vô cơ có những điểm khác nhau như thế nào.

Tiêu chí

Canxi vô cơ

Canxi hữu cơ

Cấu trúc

Tạo thành từ ion canxi và hợp chất vô cơ. Nguồn gốc từ khai thác đá vôi, vỏ sò, vỏ trai, vỏ trứng hoặc các phản ứng hóa học.

Tạo thành từ ion canxi và hợp chất hữu cơ. Chứa canxi tồn tại ở dạng gần giống trong các thực phẩm tự nhiên.

Khả năng sử dụng ngay

Con người không thể sử dụng trực tiếp mà phải qua tinh chế hoặc sản xuất.

Con người có thể sử dụng trực tiếp không cần điều chế.

Hình thái, màu sắc

Thường có màu trắng, ít tan trong nước, bị lắng cặn.

Dễ tan trong nước, không để lại cặn.

Khả năng hấp thụ

Kém hơn. Được đưa vào cơ thể ở dạng muối nên rất khó hấp thu.

Tốt hơn. Cấu trúc dạng liên kết với hợp chất hữu cơ, dễ hòa tan, dễ hấp thu.

Độ sinh khả dụng

Thấp

Cao

Mùi vị

Mùi vị tanh ngái, khó uống

Mùi vị tự nhiên dễ chịu hoặc không mùi, dễ uống

Độ tinh khiết

Kém hơn

Cao hơn

Nguy cơ lắng đọng canxi

Nguy cơ lắng đọng và dư thừa cao, khó đào thải

Ít bị lắng đọng, dễ bị đào thải, không bị dư thừa, giảm sỏi thận, sỏi bàng quang

Mức độ thân thiện hệ tiêu hóa

Không thân thiện với tiêu hóa vì cần lượng acid ở dạ dày tiết ra nhiều hơn để hòa tan. Ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Thân thiện với hệ tiêu hóa, hấp thu ngay tại ruột, không cần cơ thể tiết acid dịch vị để hòa tan.

Tác dụng phụ

Dễ gây nóng trong, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nổi mụn. Canxi lắng đọng ở thành mạch máu có thể gây ra vôi hóa mạch máu, ở thận gây sỏi thận. Dư thừa canxi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

Ít có tác dụng phụ. Không gây nóng trong, nổi mụn hay táo bón

Ảnh hưởng tới thai nhi và bà bầu

Dễ gây vôi hóa nhau thai làm ảnh hưởng khả năng trao đổi chất giữa mẹ và bé, dễ thiếu hụt canxi.

Vôi hóa sớm làm cho thai nhi chậm phát triển, cản trở chiều cao. Canxi dư gây thiếu máu, suy thai.

Đảm bảo cơ thể mẹ hấp thụ tối ưu canxi. Giảm nguy cơ vôi hóa và giảm sự cản trở hấp thụ sắt, axit folic. Không ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi.

Hàm lượng canxi nguyên tố

Thường cao hơn.

Ví dụ: Canxi carbonate (40% canxi nguyên tố)

Thấp hơn nhưng do hấp thu tốt nên vẫn đạt hiệu quả

Ví dụ: Canxi citrate (21% canxi nguyên tố); Canxi gluconate (9% canxi nguyên tố); Canxi lactate (13% canxi nguyên tố).

Giá thành

Thường rẻ hơn

Thường cao hơn

 

*Sinh khả dụng là 1 khái niệm trong Dược lý học. Độ sinh khả dụng của canxi hiểu đơn giản chính là khả năng hấp thụ của canxi sau khi đưa vào cơ thể.

Ví dụ: nếu độ sinh khả dụng của canxi là 32% thì với 100mg canxi đưa vào cơ thể, cơ thể chỉ có thể hấp thụ tối đa được 32mg canxi, 78mg canxi còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài.

4. Canxi hữu cơ hay vô cơ loại nào tốt hơn?

Qua phần so sánh trên hẳn bạn đã biết được loại canxi nào sẽ tối ưu hơn rồi đúng không? Nhìn chung, cả 2 loại canxi vô cơ và canxi hữu cơ đều được ứng dụng nhiều để sản xuất để các loại thuốc và thực phẩm bổ sung canxi.

Tuy nhiên canxi hữu cơ có ưu điểm vượt trội là nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn, độ sinh khả dụng cao hơn, khả năng hấp thụ tối đa, tránh lắng đọng canxi gây táo bón, sỏi thận, khá dễ uống và không mùi hay thơm nhẹ.

Chính vì thế, băn khoăn canxi hữu cơ và vô cơ loại nào nên dùng, hầu hết bác sĩ và chuyên gia y tế đều khuyên người dùng nên ưu tiên lựa chọn sử dụng canxi hữu cơ để bổ sung canxi tốt nhất cho cơ thể. Đặc biệt canxi hữu cơ phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già.

Trong khi đó các chế phẩm bổ sung canxi thường được ít người lựa chọn. Dù vậy hiện nay để khắc phục các nhược điểm của canxi vô cơ, nhà sản xuất thường bổ sung thêm các chất hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi như: vitamin D3, K2, Magie… hoặc ứng dụng công nghệ nano với kích thước siêu nhỏ, bào chế dạng viên sủi để có mùi hương dễ chịu hơn.

Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi hữu cơ hay vô cơ, bạn hãy chú ý tới công thức và thành phần ghi trên nhãn dán.

  • Canxi vô cơ: công thức thường gặp như Canxi Carbonate (CaCO3)…
  • Canxi hữu cơ: công thức thường gặp là Canxi Gluconat (tên đầy đủ là Canxi Lactat Gluconat), Canxi Caseinate.

Tuy nhiên, sự lựa chọn canxi hữu cơ hay vô cơ cũng có thể còn phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và điều kiện tài chính của mỗi người.

5. Lưu ý khi lựa chọn bổ sung canxi hiệu quả, an toàn

Trên đây bạn đã biết được canxi vô cơ là gì? cũng như các ưu điểm hạn chế của nó. Tuy nhiên canxi nếu không được uống đúng cách có thể không đạt hiệu quả, gây tác dụng ngược ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để bổ sung canxi đạt hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần lưu ý 1 số điều sau đây:

  • Thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể về tình trạng canxi của cơ thể, từ đó có tư vấn về sản phẩm, liều lượng, liệu trình uống trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung canxi.
  • Lựa chọn các sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Tuân thủ chỉ định về liều lượng và cách uống. Tránh uống quá liều có thể dư thừa canxi gây sỏi thận.
  • Thời điểm uống canxi tốt nhất là vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ tốt nhất, không nên uống vào chiều tối hoặc trước khi ngủ dễ lắng đọng, tích lũy canxi.
  • Không uống canxi cùng lúc với các loại thuốc bổ sung sắt, sữa vì chúng cản trở sự hấp thu canxi.
  • Không dùng rượu, bia, thuốc lá, cà phê trong thời gian bổ sung canxi.
  • Uống nhiều nước giúp hòa tan và hấp thụ canxi tối đa, tránh lắng cặn táo bón.
  • Ưu tiên chọn loại canxi có chứa vitamin D3, K2, magie để tăng cường hấp thu canxi.
>> Xem ngay: Top 20 loại canxi hữu cơ cho bé tốt nhất được tin dùng

5. Câu hỏi thường gặp về canxi vô cơ

5.1. Calcium Carbonate là canxi hữu cơ hay vô cơ?

Calcium Carbonate hay Canxi cacbonat là một muối canxi vô cơ.

5.2. Bà bầu nên dùng canxi vô cơ hay canxi hữu cơ?

Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi. Theo các bác sĩ và chuyên gia sản khoa khuyến nghị mẹ bầu nên sử dụng canxi hữu cơ để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi của cả mẹ và bé.

Với rất nhiều ưu điểm, canxi hữu cơ không gây dư thừa lắng cặn, mẹ bầu không lo nguy cơ táo bón, nóng trong, buồn nôn…. Cũng như không lo bị vôi hóa nhau thai gây ảnh hưởng quá trình trao đổi chất giữa mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, canxi hữu cơ có mùi vị tự nhiên dễ chịu nên bà bầu thoải mái bổ sung kể cả đang giai đoạn ốm nghén,...

5.3. Canxi Citrate là vô cơ hay hữu cơ?

Canxi citrate hay Canxi citrat là một loại muối canxi hữu cơ của acid citric, thường được sử dụng để bổ sung canxi và cũng có thể được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Bạn có thể xem giải thích cụ thể tại đây. Công thức phân tử Ca3(C6H507)2.

5.4. Canxi Gluconat là vô cơ hay hữu cơ?

Canxi gluconat (Calcium gluconate) là muối canxi hữu cơ của axit gluconic và được sử dụng làm chất bổ sung khoáng chất và thuốc. Công thức hóa học là C12H22CaO14.

5.5. Canxi Photphat là hữu cơ hay vô cơ?

Canxi photphat công thức là Ca3(PO4)2 là hợp chất muối vô cơ của canxi và phốt pho có màu trắng đặc với tông màu xám nhẹ.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ canxi vô cơ là gì? cũng như so sánh canxi vô cơ và hữu cơ giúp bạn hiểu được sự khác biệt của 2 loại canxi này. Hi vọng với những thông tin trên bạn sẽ phân biệt chính xác được 2 loại canxi từ đó có sự lựa chọn loại canxi tốt nhất phù hợp để sử dụng.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe! Đừng quên theo dõi website Hebemart.vn để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe khác nhé!

------------------------------------

HEBEMART.VN - SIÊU THỊ SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP CHÍNH HÃNG, GIÁ TỐT

Website: https://hebemart.vn

Hotline: 0813.706154

Email: cskh@hebemart.vn

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Hebemart
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
Thông báo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 của Hebemart
Thông báo về việc phân phối sản phẩm nhập khẩu chính hãng tại Hebemart
[Hebemart] Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024
Top 10 cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến chàng mê mệt
Sau khi uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bạn cần tránh
Cách uống Menevit và tinh chất hàu đạt hiệu quả tốt nhất (Chi tiết)
Những ai không nên uống vitamin E tránh tác dụng phụ đến sức khỏe?
Tập Yoga lúc nào trong ngày tốt nhất? 3 khung giờ vàng nên tập
Cách uống viên vitamin A màu đỏ đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất
Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh uống lúc nào thì tốt nhất? Cần lưu ý gì?
Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?
Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất để dáng đẹp thon gọn, khỏe mạnh?
4 biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan bạn cần lưu ý
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?
Uống Biotin bao lâu thì ngừng? Cách dùng biotin hiệu quả nhất
Sản phẩm bán chạy
cam kết sản phẩm chính hãng
CAM KẾT CHÍNH HÃNG
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng
giao hàng nhanh toàn quốc
FREESHIP TOÀN QUỐC
Miễn phí vận chuyển + vô số mã giảm giá hấp dẫn
chuyên viên tư vấn tận tình
TƯ VẤN TẬN TÌNH
Hỗ trợ tư vấn, phản hồi, mua hàng 24/7
mua sắm online tiện dụng dễ dàng
MUA SẮM TIỆN LỢI
Mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng
Nhận tin khuyến mãi từ Hebemart!

    Thương hiệu: | SKU:
    0813 706154