Thiếu máu não nên ăn gì tốt nhất? 20 món ăn bác sĩ khuyên nên ăn

Tác giả: Hebemart | Cập nhật: 22/07/2021

Xem nhanh [Hiện]

Thiếu máu não nên ăn gì? Đây chắc hẳn là vấn đề được những người đang mắc phải bệnh lý này rất quan tâm. Bên cạnh việc điều trị tích cực, các loại thực phẩm bạn trong chế độ ăn hàng ngày cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng thiếu máu não. 

Vậy những thực phẩm "vàng" nào giúp người bị thiếu máu não hồi phục nhanh nhất? Cùng Hebemart tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não (Brain ischemia) là một trạng thái bệnh lý vô cùng nguy hiểm, biểu hiện ở tình trạng hoạt động tuần hoàn máu lên não bị suy giảm. Các tế bào não không được cung cấp đầy đủ lượng oxy và các dưỡng chất cần thiết. 

Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc và chức năng hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương, có thể là 1 phần hoặc nhiều phần của não, khiến cho não bộ tổn thương. 

Thiếu máu não trong một thời gian dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức, nhồi máu não,... thậm chí đột quỵ.

>> Xem thêm: Review top 10+ thuốc bổ não tốt nhất tăng cường trí nhớ được bác sĩ khuyên dùng

2. Triệu chứng và nguyên nhân của thiếu máu não

2.1. Triệu chứng của thiếu máu não là gì?

Bệnh lý thiếu máu não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Xơ vữa động mạch não: Nội mạch não bị tổn thương dẫn tới hình thành sẹo làm cho thành mạch bị xơ cứng và dày lên trong khi lòng mạch lại thu hẹp lại khiến quá trình lưu thông máu gặp khó khăn.
  • Các đốt sống ở cổ bị thoái hóa khiến các gai xương mọc thêm hoặc khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên hệ thống thần kinh, mạch máu hay tủy sống gây ra tình trạng tắc nghẽn, giảm lượng máu, các chất dinh dưỡng hoặc oxy lưu thông lên não;
  • Dòng tuần hoàn của não bị cản trở bởi các cục máu đông.
  • Hẹp động mạch cảnh làm giảm lượng máu lưu thông lên não.
  • Do các dị tật bẩm sinh.
  • Mạch máu bị co lại khiến chức năng vận chuyển máu bị suy giảm.

2.2. Các biểu hiện của thiếu máu lên não

Biểu hiện của căn bệnh thiếu máu não có thể được nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu: Đau đầu có thể sinh ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, mệt mỏi, stress, cảm sốt,.. Mặt khác, đau đầu cũng được coi là triệu chứng tiêu biểu của thiếu máu não. Ban đầu, người bệnh có thể cảm thấy đau nhói ở một vùng đầu cố định. Sau đó, triệu chứng này nhanh chóng lan rộng kèm theo cảm giác nặng đầu khi não bộ phải làm việc với cường độ cao hoặc mới ngủ dậy,...
  • Hoa mắt, chóng mặt: Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não thường xuất hiện một cách bất ngờ khi đang di chuyển, hoạt động hay đứng lên ngồi xuống khiến người bệnh có nguy cơ bị té ngã vì phản ứng không kịp. Ngoài ra, triệu chứng này còn có thể xuất hiện cùng với triệu chứng ù tai bất thường trong khi không gian xung quanh hoàn toàn yên tĩnh.
  • Tê mỏi chân tay: Tê mỏi chân tay cũng là một trong những triệu chứng mà người bị thiếu máu thường hay gặp phải. Biểu hiện của triệu chứng này này là các đầu ngón tay, chân bị thường xuyên bị tê cứng; dưới da có cảm giác râm ran, khó chịu như có kiến bò; những cử động bình thường của cơ thể kém linh hoạt do đau mỏi vai gáy,..
  • Suy giảm thị lực: Giác mạc là nơi hội tụ rất nhiều dây thần kinh. Và tất nhiên những dây thần kinh này có sự liên kết với hệ thần kinh của não bộ. Khi hàm lượng máu lên não giảm có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy làm ảnh hưởng tới thị lực của mắt với một số biểu hiện cụ thể như mắt bị mờ một bên hoặc cả hai bên, hoa mắt, tầm nhìn giảm,...
  • Mất ngủ: Là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh thiếu máu lên não. Hoạt động vận chuyển máu lên não diễn ra chậm hoặc bị tắc nghẽn sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ khiến người bệnh bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm,... Triệu chứng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn tâm lý, làm giảm khả năng ghi nhớ và tập trung,... thậm chí gây trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời.

3. Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện tuần hoàn não, phục hồi nhanh nhất?

Tình trạng thiếu máu não có thể được cải thiện thông qua con đường ăn uống. Do đó, mọi người hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn và bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng để thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày. 

Nếu bạn chưa biết thiếu máu não nên ăn uống gì, lựa chọn loại thực phẩm nào thì hãy tham khảo danh sách các thực phẩm được khuyên bởi các chuyên gia y tế dưới đây nhé!

3.1. Sô cô la đen

Socola đen là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để cải thiện tuần hoàn máu não. 

Thành phần chủ yếu của socola đen là ca cao và một số dưỡng chất khác như sắt, magie, đồng, mangan, chất xơ,... 

Ngoài ra, socola đen cũng có chứa các khoáng chất như kali, photpho, kẽm, selen,... và một số chất kích thích như caffeine và theobromine. 

Caffeine và theobromine có tác dụng khiến não bộ trở nên tỉnh táo hơn. Vì thế, thay vì sử dụng 1 tách cà phê thì bạn có thể ăn một thỏi socola đen mỗi khi cảm thấy buồn ngủ. 

  • Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: Ăn socola đen có thể làm tần số sóng não có sự thay đổi và mang đến nhiều lợi ích khác cho não bộ như giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ,... 
  • Đặc biệt, các hợp chất oxy hóa có trong thành phần của socola đen như flavonoid, catechin, polyphenol,..còn có tác dụng trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa hiệu quả. 

Tuy vậy, người bị thiếu máu não cũng không nên ăn socola đen quá nhiều. Bởi vì, ngoài các chất dinh dưỡng thì socola đen cũng cung cấp hàm lượng calo và đường khá cao.

3.2. Rau chân vịt (cải bó xôi)

Rau chân vịt (hay còn gọi là cải bó xôi) là đại diện tiêu biểu cho nhóm thực phẩm có màu xanh rất tốt cho sức khỏe của não bộ. 

Trong thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này chứa hàm lượng sắt, vitamin B12 và folic acid tương đối cao. 

Các dưỡng chất này không chỉ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não mà còn làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào, tăng cường khả năng nhận thức và ghi nhớ của não bộ.

3.3. Bông cải xanh

Giống như rau chân vịt, bông cải xanh cũng nằm trong nhóm thực phẩm có màu xanh rất tốt cho não. 

Loại rau này rất tốt cho người bị thiếu máu não với công dụng cụ thể như sau:

  • Bổ sung hàm lượng sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin – một chất làm nhiệm vụ vận chuyển oxy cho các tế bào của cơ thể và chất có công dụng dự trữ oxy -myoglobin.
  • Bổ sung chất xơ có lợi cho quá trình tiêu hóa.
  • Bổ sung các loại vitamin thuộc nhóm A và nhóm C giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cải thiện triệu chứng suy giảm thị lực do bệnh thiếu máu não gây ra.
  • Cung cấp magie có công dụng hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh.

3.4. Hạt óc chó

Hạt óc chó là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho não bộ và sức khỏe con người. Loại quả này cung cấp hàm lượng protein và chất béo tốt cho cơ thể giúp phát triển trí não và nâng cao khả năng ghi nhớ. 

Ngoài ra, trong thành phần dinh dưỡng của hạt óc chó còn chứa  acid alpha-linolenic – một loại acid có công dụng bảo vệ động mạch, làm giảm huyết áp giúp quá trình vận chuyển máu tới não và các bộ phận khác trên cơ thể trở nên dễ dàng hơn.

>> Xem thêm: Ăn gì bổ não tăng cường trí nhớ tốt nhất?

3.5. Gạo lứt

Ngày nay, gạo lứt được rất nhiều người lựa chọn để thay thế gạo trắng thông thường, đặc biệt trong chế độ ăn Eat Clean. Loại gạo này có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe não bộ như calo, carb, chất xơ, chất béo, sắt, kẽm, mangan,... 

Lượng calo và carb có trong thành phần của gạo lứt là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của não bộ.

Ngoài bệnh thiếu máu não, gạo lứt còn được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như đau dạ dày, tiêu chảy, nôn ra máu, thiếu vitamin B1,... 

Acid béo có trong loại gạo này là chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, còn có thêm hàm lượng mangan có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu.

3.6. Yến mạch

Tương tự như gạo lứt, yến mạch cũng là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe của người bị thiếu máu não. 

  • Một nghiên cứu chỉ ra rằng: trong 100g yến mạch có chứa tới 389 kcl năng lượng và 66.3g Carbs. Đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và an toàn đảm bảo não bộ có thể vận hành bình thường. 

Ngoài ra, yến mạch còn có chứa hàm lượng chất xơ và rất lớn. Dưỡng chất này không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn góp phần cải thiện tình trạng mỡ nhiễm máu hay mạch máu bị tắc nghẽn giúp cho hệ tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả hơn.

3.7. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn thông minh cho những người bị thiếu máu não. So với bánh mì trắng, hàm lượng chất xơ và protein có trong loại bánh mì này cao hơn rất nhiều. Hai chất này có công dụng hỗ trợ điều hòa và duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. 

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng: 

  • Trong thành phần dinh dưỡng của bánh mì ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều loại dưỡng chất khác rất tốt cho sức khỏe của não bộ như: folate, chất xơ, vitamin C/E và beta – carotene,..

3.8. Các loại cá béo: cá hồi, cá thu, cá ngừ

Các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá ngừ luôn là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu dành cho người bị thiếu máu não. Trong thành phần của các loại cá béo này có chứa một hàm lượng dồi dào các loại acid béo không no, tiêu biểu là omega - 3. 

Đây là chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ. 

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 đã chứng minh rằng: 

  • Omega 3 có công dụng hỗ trợ tăng cường lượng máu lên não. Đồng thời, có tác động tích cực tới quá trình phát triển khả năng nhận thức và tư duy. 

Ngoài ra, các loại cá béo còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho hoạt động của não bộ như: kẽm, sắt, canxi, photpho và các loại vitamin thuộc nhóm A, B, D,...

3.9. Hải sản: tôm, cua, hàu,...

Các loại hải sản tươi sống như tôm, cua, hàu là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho não. 

Các thành phần dinh dưỡng có trong hải sản như kẽm, sắt, vitamin B12 và một số loại acid amin khác,... đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu; hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi. 

Đồng thời, giúp quá trình lưu thông máu và cung cấp oxy cho não bộ diễn ra nhịp nhàng hơn.

>> Sản phẩm gợi ý: Viên uống bổ não Healthy Care Ginkgo Biloba 2000mg 100 viên Úc

3.10. Trứng

Trứng gà là một loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho quá trình phát triển của hệ cơ và xương. Thế nhưng ít ai biết được rằng: Trong lòng đỏ của trứng gà còn chứa một hàm lượng choline rất lớn. Đây là một chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe ổn định của hệ thần kinh. 

Ngoài ra, choline cũng được coi như một loại nguyên liệu chính phục vụ quá tình tổng hợp acetylcholine – một loại chất dẫn truyền thần kinh giúp cho não bộ có khả năng học tập và ghi nhớ. 

Không chỉ vậy, các dưỡng chất khác có trong lòng đỏ trứng gà như: đạm, canxi, sắt, photpho, vitamin,.. còn tham gia tích cực vào quá trình tạo máu cho các tế bào của cơ thể.

3.11. Dâu tây

Dâu tây là đại diện tiêu biểu cho các loại trái cây mọng nước có màu đỏ rất tốt cho sức khỏe của người bị thiếu máu não. 

Trong thành phần dinh dưỡng của dâu tây có chứa flavonoid - một loại sắc tố thực vật tự nhiên có công dụng tích cực trong việc giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ. 

  • Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Neurology vào năm 2012 đã chỉ ra rằng: quá trình suy giảm trí nhớ của những người phụ nữ ăn 2 phần dâu tây đều đặn mỗi tuần có thể chậm hơn những người không ăn đến hơn 2 năm.

Ngoài ra, trong thành phần của dâu tây còn chứa rất nhiều dưỡng chất khác như: folate, carbohydrate, kẽm, chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa,... Các dưỡng chất này có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch và hấp thụ sắt của cơ thể.

3.12. Việt quất

Giống như dâu tây, việt quất cũng là loại quả mọng nước giàu flavonoid trong thành phần có tác động tích cực tới các chức năng hoạt động của não bộ, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa não. 

  • Một thử nghiệm thực tế được tiến hành trên 9 người trưởng thành mắc chứng bệnh suy giảm trí nhớ sớm cho thấy: sử dụng nước ép việt quất hàng ngày trong vòng 12 tuần đã giúp tình trạng suy giảm trí nhớ được cải thiện tốt hơn.

3.13. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Trong thành phần của đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa 2 loại acid béo rất tốt cho não. Đó là Omega-3 và Omega-6. Ngoài ra, trong đậu nành còn chứa isoflavone - một hợp chất chống oxy hóa thuộc họ polyphenol với hàm lượng rất cao. 

Hợp chất này tham gia tích cực vào quá trình cải thiện nhận thức của não bộ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. 

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng: thường xuyên sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp con người giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ.

3.14. Thịt bò

Thịt bò có tốt cho người bị thiếu máu não không? Câu trả lời tất nhiên là

Những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu đều khẳng định: Dùng thịt bò cho bữa ăn hàng ngày có thể ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu não. 

Thịt bò được xếp vào nhóm thực phẩm giàu đạm và sắt. 

Các chất dinh dưỡng có trong thịt bò như đạm, sắt, một số loại vitamin nhóm B (B2,B6, B12) có công dụng thúc đẩy tích cực quá trình tái tạo và sản sinh các tế bào hồng cầu mới. Các tế bào hồng cầu này tham gia trực tiếp vào hoạt động vận chuyển oxy cung cấp cho các tế bào của cơ thể.

3.15. Cần tây

Cần tây là loại thực phẩm chứa ít calo và có hàm lượng protein thấp nhưng lại giàu một số vi chất dinh dưỡng khác. Trong loại thực vật này tồn tại nhiều loại acid amin, sắt, kẽm và vitamin có lợi cho hoạt động của hệ tuần hoàn máu giúp tăng cường máu lên não.

Ngoài ra, cần tây còn cung cấp chất xơ giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể một cách hiệu quả. Chất xơ này hấp thụ trực tiếp lượng cholesterol thừa trong đường ruột và đào thải nó ra ngoài thông qua quá trình tiêu hóa.

3.16. Bí ngô

Bí ngô là loại thực phẩm mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể. Loại quả này cung cấp hàm lượng lớn beta – carotene có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng chống nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, các beta - carotene này kết hợp cùng với lutein và zeaxanthin còn có tác dụng bảo vệ mắt, cải thiện triệu chứng suy giảm thị lực do thiếu máu não.

Bên cạnh đó, trong thành phần của bí ngô còn chứa các loại vitamin E, vitamin C, sắt, folate rất tốt cho sức khỏe con người.

3.17. Cà rốt

Cà rốt là loại củ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

  • Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chỉ cần uống nửa cốc nước ép cà rốt mỗi ngày đã có thể đáp ứng tới 73% vitamin A, 9% vitamin K, 8% kali và chất xơ, 5% vitamin C, 2% canxi và sắt cho cơ thể.

Mặt khác, các loại vitamin và khoáng chất có trong cà rốt cũng giúp hệ tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả hơn và góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa các tế bào.

3.18. Quả lựu

Trong quả lựu có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho người thiếu máu não như sắt, magie, canxi, vitamin C,...

Các dưỡng chất này không chỉ có công dụng chống oxy hóa hiệu quả mà còn tăng cường hấp thụ sắt và tham gia trực tiếp vào quá trình tái tạo máu trong cơ thể.

3.19. Quả mận

Tại sao quả mận lại tốt cho người bị thiếu máu não? Trong thành phần của quả mận có chứa chất xơ, magie, sắt, các loại vitamin E, A với hàm lượng khá cao.

Các chất dinh dưỡng này có công dụng loại bỏ các tế bào gốc tự do trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm bệnh.

3.20. Nho

Nho là một trong những loại quả rất giàu vitamin C và sắt trong thành phần. Nhiều nghiên cứu cho thấy: ăn nho thường xuyên sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Nhờ đó, lượng hemoglobin - một phân tử protein có trong các tế bào của hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể cũng tăng lên.

4. Người bị thiếu máu lên não không nên ăn gì?

Bên cạnh, nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng cho người thiếu máu não thì cũng có một số loại thực phẩm được coi là “tối kỵ” đối với người bị thiếu máu não.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm người bị thiếu máu lên não nên kiêng ăn uống:

  • Các loại đồ ăn nhanh (Fast Food)

Thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, pizza,... là món ăn yêu thích của rất nhiều người.

Tuy nhiên, loại thức ăn này chứa rất nhiều dầu mỡ và các loại chất béo không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị thiếu máu não. Khi người bệnh nạp loại thức ăn này vào trong cơ thể sẽ khiến nồng độ triglyceride và cholesterol xấu trong máu tăng lên.

Đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì, máu nhiễm mỡ,... Các bệnh lý này có thể dẫn đến xơ vữa động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lưu thông máu lên não.

  • Thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm đóng hộp

Trong thành phần của các loại thức ăn này thường có chứa các chất bảo quản và hàm lượng muối khá cao. Do đó, ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm đóng hộp sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe người bệnh, đặc biệt là huyết áp và tim mạch. 

Hơn nữa, nguồn dinh dưỡng có trong các loại thức ăn này còn rất nghèo nàn nên không thể đáp ứng đầy đủ các chất cho cơ thể người bị thiếu máu não. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Các loại đồ uống có cồn và nước ngọt có gas

Sử dụng đồ uống có cồn hoặc nước ngọt có ga trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải là một thói quen tốt. Các loại đồ uống này có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái và thỏa mãn trong chốc lát nhưng lại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn lâu dài.

Đối với người thiếu máu não, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,... làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não, dẫn tới tình trạng thiếu oxy cung cấp cho các tế bào,... nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết não, đột quỵ và tử vong bất ngờ.

Ngoài ra, trong thành phần của các loại nước ngọt có ga thường chứa hàm lượng đường hóa học rất cao. Do đó, uống quá nhiều nước ngọt ga sẽ khiến lượng cholesterol xấu trong máu tăng lên.

Đây là nguyên nhân sinh ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho người bị thiếu máu não. Thay vì sử dụng các loại đồ uống này, người bị thiếu máu não nên uống nhiều nước lọc và các loại nước ép tự nhiên.

  • Các loại thức ăn ngọt, nhiều đường

Giống như nước ngọt có ga, các loại thức ăn ngọt như bánh gato, kẹo, trà sữa,... đều có chứa hàm lượng đường và chất béo rất cao trong thành phần. Các chất này là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, béo phì,... và làm cho tình trạng thiếu máu não trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại đồ ngọt đều có hại. Người thiếu máu não có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm ngọt tốt cho sức khỏe như socola, trái cây, nước ép hoa quả,...

  • Các loại phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm có thể giúp món ăn của bạn trở nên ngon miệng hơn nhưng đồng thời nó cũng khiến hàm lượng natri trong cơ thể bạn tăng lên một cách đột biến.

Sự tăng vọt của lượng muối trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến một số tình trạng bệnh lý như huyết áp cao, đột quỵ,...đặc biệt nguy hiểm đối với người bị thiếu máu não.

Vì thế, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng các phụ gia thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.

5. Lưu ý khi ăn uống cho người thiếu máu não khoa học

Để giúp tình trạng bệnh lý được cải thiện tốt nhất, trong khi ăn uống, người thiếu máu não cần phải ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc một số lưu ý sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống khoa học và chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, tinh bột, chất đạm, protein, vitamin và các khoáng chất khác sẽ đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng giúp hệ tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả. Từ đó, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu não.
  • Từ bỏ các thói quen ăn uống không tốt: Hạn chế tối đa việc dung nạp các loại thực phẩm không tốt như rượu, bia, nước ngọt, các loại đồ ăn chế biến quá nhiều dầu mỡ,.. Bởi vì, các loại thức ăn này không những không cung cấp cho cơ thể người bệnh đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn làm tình trạng thiếu máu não trở nên trầm trọng hơn.
  • Luyện tập thể dụng thường xuyên: Vận động mỗi ngày sẽ giúp hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn, cung cấp đủ máu cho não và cơ thể. Tuy nhiên, đối với người thiếu máu não, bạn chỉ nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động cường độ mạnh vì có thể gây choáng váng, chóng mặt, thậm chí dẫn đến đột quỵ.
  • Hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ: Nếu không muốn các triệu chứng của bệnh thiếu máu não trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tập cho mình những thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý như không thức khuya; không để cho tình trạng stress, căng thẳng kéo dài; tránh làm việc quá sức;...
  • Kết hợp bổ sung các loại thực phẩm chức năng bổ não, tuần hoàn não hoặc thuốc bổ não.

Tổng kết

Thiếu máu não là một bệnh lý rất nguy hiểm cần được chăm sóc và điều trị kịp thời. Để duy trì sức khỏe của bộ não, bạn nên quan tâm đúng mực đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của mình.

Hy vọng những chia sẻ của Hebemart đã giúp các bạn có được câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi “Thiếu máu não nên ăn gì?”. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh!

*Các bài viết tại blog của Hebemart có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/thieu-mau-nao-nen-an-gi-loi-khuyen-tu-bac-si-vinmec/
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/moi-lien-he-giua-thieu-mau-nao-va-roi-loan-tien-dinh/

------------------------------------

HEBEMART - THẾ GIỚI HÀNG NGOẠI CHÍNH HÃNG

Website: https://hebemart.vn

Hotline: 0813.706154

Email: cskh@hebemart.vn 

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Hebemart
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
20/10 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Thông báo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 của Hebemart
Thông báo về việc phân phối sản phẩm nhập khẩu chính hãng tại Hebemart
[Hebemart] Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024
Top 10 cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến chàng mê mệt
Sau khi uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bạn cần tránh
Cách uống Menevit và tinh chất hàu đạt hiệu quả tốt nhất (Chi tiết)
Những ai không nên uống vitamin E tránh tác dụng phụ đến sức khỏe?
Tập Yoga lúc nào trong ngày tốt nhất? 3 khung giờ vàng nên tập
Cách uống viên vitamin A màu đỏ đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất
Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh uống lúc nào thì tốt nhất? Cần lưu ý gì?
Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?
Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất để dáng đẹp thon gọn, khỏe mạnh?
4 biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan bạn cần lưu ý
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?
Sản phẩm bán chạy
cam kết sản phẩm chính hãng
CAM KẾT CHÍNH HÃNG
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng
giao hàng nhanh toàn quốc
FREESHIP TOÀN QUỐC
Miễn phí vận chuyển + vô số mã giảm giá hấp dẫn
chuyên viên tư vấn tận tình
TƯ VẤN TẬN TÌNH
Hỗ trợ tư vấn, phản hồi, mua hàng 24/7
mua sắm online tiện dụng dễ dàng
MUA SẮM TIỆN LỢI
Mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng
Nhận tin khuyến mãi từ Hebemart!

    Thương hiệu: | SKU:
    0813 706154