Nên cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?

Tác giả: Hebemart | Cập nhật: 19/08/2021

Xem nhanh [Hiện]

Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều phụ huynh chưa hiểu hết về vai trò của kẽm cũng như cách bổ sung kẽm đúng cách cho bé. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em thiếu hụt kẽm, ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng và hoạt động của cơ thể trẻ em.

Vậy nên cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày là tốt nhất? Cách để bổ sung kẽm đúng cách và hiệu quả cho trẻ là gì? Tất cả những thông tin về bổ sung kẽm cho bé sẽ có trong bài viết của Hebemart dưới đây nhé!

1. Vai trò của kẽm với sức khỏe của trẻ em?

Kẽm (Zn/Zinc) là một loại khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển cơ thể trẻ nhỏ.

Kẽm tham gia vào quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ: kẽm được tìm thấy trong gần 100 loại enzym đặc biệt, có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu chất, tổng hợp protein và phân chia tế bào. 

Do đó, kẽm có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về mặt thể chất (cân nặng và chiều cao) của trẻ nhỏ, với các công dụng gồm:

  • Kẽm hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch: kẽm giúp phát triển và duy trì hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả cần thiết cho việc bảo vệ khỏi bệnh tật và làm các vết thương mau lành. Nhờ đó, trẻ được hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Kẽm duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác giúp trẻ ăn ngon miệng: khi thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây ra biếng ăn do rối loạn vị giác ở bé.
  • Kẽm hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi: việc bổ sung kẽm cho quá trình mang thai rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng kẽm trong dinh dưỡng trẻ sơ sinh.

Trẻ thiếu kẽm sẽ gặp nhiều vấn đề đối với sức khỏe:

  • Cản trở sự phát triển trí lực và thể lực của trẻ.
  • Giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Rối loạn tăng trưởng: dậy thì muộn, chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng,…
  • Chứng khó đọc ở trẻ em.
  • Tổn thương hệ thống thần kinh.
  • Suy giảm các chức năng: thị lực, thính giác,...

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo cần chú trọng bổ sung đầy đủ kẽm hàng ngày để duy trì trạng thái ổn định nhất cho thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

2. Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé?

Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và duy trì hoạt động cơ thể của trẻ nhỏ. Vì vậy, kẽm cần được chú trọng bổ sung đầy đủ hàng ngày cho bé qua thực đơn ăn uống hoặc các sản phẩm bổ sung kẽm cho bé.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu kẽm thường rất dễ nhận biết.

Do đó, khi nhận thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng thiếu kẽm, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho con đúng cách và hiệu quả.

2.1. Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

Các biểu hiện dấu hiệu thường thấy khi bé thiếu kẽm là:

  • Thiếu dinh dưỡng: Tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng, chiều cao phát triển chậm.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn kéo dài.
  • Rối loạn thần kinh: Rối loạn giấc ngủ, trẻ thường khó ngủ, mất ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, suy nhược thần kinh (đau đầu, giảm trí nhớ), rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, thay đổi tính tình).
  • Khả năng miễn dịch suy giảm: Bé bị viêm mũi họng, viêm phế quản tái diễn nhiều lần, viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
  • Các biểu mô có dấu hiệu tổn thương: Khô da, bong da, nứt gót, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, móng giòn, tóc dễ gãy rụng.
>> Sản phẩm gợi ý cho mẹ: 

2.2. Nguyên nhân gây ra thiếu kẽm ở trẻ

Kẽm không dự trữ trong cơ thể và có đời sống sinh hoạt ngắn trong các cơ quan nội tạng. Do đó, rất dễ xảy ra tình trạng thiếu kẽm nếu không biết cách bổ sung kẽm thường xuyên.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra thiếu kẽm ở trẻ?

  • Chế độ ăn không bổ sung đủ kẽm: Các bữa ăn hàng ngày thiếu các thực phẩm nhiều kẽm, chế độ ăn không phong phú, cách chế biến không hợp lý làm mất đi hàm lượng kẽm trong thức ăn.
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Khi trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng (ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, …) phải sử dụng nhiều kháng sinh, dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm.
  • Thiếu kẽm do bệnh lý: Chứng kém hấp thu, tiêu chảy mãn tính, bệnh gan mãn tính, bệnh thận mãn tính, viêm ruột, hội chứng ruột ngắn,…
  • Không bổ sung đủ kẽm khi cơ thể gia tăng nhu cầu: Khi mang thai, mẹ bầu không cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể dẫn đến thai nhi tăng trưởng chậm, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh,…
  • Một số nguyên nhân khác: chấn thương, phẫu thuật, điều trị thiếu máu thiếu sắt kéo dài, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài,…

3. Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày tốt nhất?

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời gian nào trong ngày tốt nhất là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vậy thời điểm tốt nhất cho bé uống kẽm là lúc nào trong ngày?

Câu trả lời chính là nên cho bé uống kẽm vào buổi sáng.

Cụ thể, cha mẹ nên cho bé uống kẽm trước khi ăn sáng khoảng 1 giờ hoặc 30 phút sau bữa ăn sáng là tốt nhất.

Một số lưu ý về thời điểm cho trẻ uống kẽm trong ngày:

  • Đối với trẻ bị đau dạ dày, mẹ có thể cho trẻ uống kẽm trong lúc ăn hoặc sau ăn để tránh kích thích cơn đau.
  • Không nên cho trẻ uống kẽm khi bụng đói vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Không nên cho trẻ uống kẽm vào buổi tối, vì trong thời gian này, cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu kẽm.
  • Chỉ nên cho trẻ sử dụng kẽm trong thời gian 2 - 3 tháng sau đó ngưng. Điều này giúp cơ thể bé có thể hấp thụ hết lượng kẽm đã bổ sung. Trong thời gian bổ sung, bạn nên cho bé sử dụng đều đặn vào buổi sáng để giúp ghi nhớ việc uống kẽm.

4. Nhu cầu bổ sung kẽm cho bé bao nhiêu là đủ?

Mỗi độ tuổi và mỗi đối tượng sẽ cần bổ sung một lượng kẽm khác nhau.

Hàm lượng kẽm bổ sung được khuyến nghị bổ sung hàng ngày (với mức hấp thụ vừa) đối với trẻ em Việt Nam được đưa ra như sau:

Độ tuổi của trẻ emHàm lượng kẽm khuyến nghị
0 - 6 tháng tuổi2.8 mg/ngày
6 - 11 tháng tuổi4.1 mg/ngày
1 - 3 tuổi4.1 mg/ngày
4 - 6 tuổi5.1 mg/ngày
7 - 9 tuổi5.6 mg/ngày
Nam 10 - 18 tuổi9.7 mg/ngày
Nữ 10 - 18 tuổi7.8 mg/ngày

(Nguồn: Bảng Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam - Bộ Y tế)

5. Nguyên tắc cho trẻ uống kẽm kết hợp các vitamin khác đúng cách hiệu quả an toàn

Nhiều cha mẹ muốn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau cho con. Tuy nhiên, việc bổ sung cùng lúc nhiều loại vitamin và khoáng chất không thực sự tốt. Nhiều chất tương tác với nhau có thể giảm tác dụng hoặc thậm chí gây hại cho cơ thể trẻ nhỏ.

Đối với kẽm, khi kết hợp với một số loại vitamin hoặc khoáng chất có thể tăng hiệu quả hấp thu kẽm cho cơ thể trẻ. Ngược lại, có một số chất dinh dưỡng khác lại làm giảm hiệu quả hấp thu kẽm.

Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ để cho trẻ uống kẽm kết hợp các vitamin và khoáng chất khác đúng cách, an toàn, hiệu quả cho con.

5.1. Bổ sung kẽm cho bé như nào đúng cách?

Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu thông qua đường tiêu hóa.

Do đó, có 2 cách phổ biến để bổ sung kẽm cho trẻ: bổ sung thông qua ăn uống các thực phẩm giàu kẽm tự nhiên và bổ sung bằng cách sử dụng viên uống kẽm.

Bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm giàu kẽm tự nhiên là cách tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể chỉ hấp thu khoảng 30 - 50% lượng kẽm thông qua thức ăn. Do đó, nếu biết sử dụng đúng cách, viên uống kẽm cũng là một nguồn bổ sung kẽm hiệu quả.

>> Xem thêm: Các loại siro tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất được các mẹ tin dùng

5.1. Kẽm có thể kết hợp với vitamin và khoáng chất nào?

Nhìn chung, việc kết hợp kẽm và một số loại vitamin phổ biến như vitamin A, B6, C, E đều làm tăng hiệu quả hấp thu kẽm và các loại vitamin này.

  • Kẽm và vitamin A: Kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến các mô trong cơ thể. Khi kết hợp với kẽm, vitamin A có thể hỗ trợ sức khỏe da, mắt và tuyến tiền liệt. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ uống kẽm cùng với vitamin A.
  • Kẽm và vitamin B6: 2 chất này tương tác với nhau trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo, protein và tổng hợp ADN. Nhờ vậy, kết hợp kẽm với vitamin B6 sẽ tăng hiệu quả của cả 2 loại dưỡng chất này với cơ thể trẻ nhỏ.
  • Kẽm và vitamin C: Vitamin C hỗ trợ hấp thu, phát huy tác dụng của kẽm và ngược lại. Kết hợp vitamin C và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, vết thương mau lành, đặc biệt là tăng cường trẻ hóa làn da, tái tạo vùng da mới. Vì vậy, kết hợp kẽm cùng vitamin C sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ.

Để kẽm và các loại vitamin này phát huy tốt nhất công dụng khi kết hợp cùng nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trước khi cho trẻ sử dụng. Lời khuyên của các bác sĩ chuyên môn sẽ cho bạn biết rõ về liều lượng, cách sử dụng hợp lý và cách kết hợp đem lại hiệu quả giữa kẽm và các loại dưỡng chất.

>> Xem thêm: Kẹo dẻo bổ sung vitamin C kẽm cho bé Nature's Way Kids Smart Vita Gummies Vitamin C + Zinc

5.2. Kẽm không nên kết hợp với vitamin và khoáng chất nào?

Kẽm và một số loại khoáng chất khi kết hợp cùng nhau sẽ làm giảm tác dụng, cản trở cơ thể hấp thu dưỡng chất, và thậm chí có thể gây hại đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng kẽm cùng với một số loại khoáng chất.

  • Không nên kết hợp kẽm và canxi: Canxi làm tăng bài tiết kẽm, cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.
  • Không nên kết hợp kẽm và sắt: Sắt có thể làm giảm hấp thu kẽm khi hàm lượng sắt trong cơ thể trên 25mg/ngày.

Nếu cần phải bổ sung các loại dưỡng chất này cùng ngày, bạn nên cho trẻ uống kẽm cách canxi và sắt tối thiểu 2 giờ. Bên cạnh đó, vì sắt và canxi sẽ cản trở hấp thu kẽm vào cơ thể nên cần sử dụng kẽm trước khi sử dụng 2 loại khoáng chất này.

Quan trọng hơn, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến chuyên môn của bác sĩ trước khi sử dụng nếu muốn kết hợp kẽm cùng các dưỡng chất khác nhau để bổ sung cho trẻ. Khi đó, bạn có thể yên tâm bổ sung cho bé một cách hiệu quả và an toàn.

6. Lưu ý cho bé uống kẽm đúng cách để phát huy hiệu quả nhất

Việc cân nhắc cho bé uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày là vô cùng quan trọng. Kết hợp bổ sung kẽm và các dưỡng chất khác cũng là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm. Ngoài ra, cha mẹ nên tham khảo thêm một vài lưu ý dưới đây để cho bé uống kẽm đúng cách.

6.1. Một vài lưu ý chung khi cho bé uống kẽm

Để tối ưu hiệu quả bổ sung kẽm cho trẻ, bạn nên chú ý một số thông tin sau:

  • Bổ sung kẽm cho bé đúng liều lượng: Thừa kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch, gây ra ngộ độc kẽm và nhiều vấn đề tới sức khỏe trẻ nhỏ. Do đó, bạn không nên bổ sung cho bé quá nhiều kẽm hàng ngày.
  • Không nên bổ sung các viên uống kẽm cho trẻ dưới 3 tuổi:
    • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ bú mẹ hoàn toàn thì đã đủ lượng kẽm cần thiết; trẻ bú sữa công thức, đa phần sữa đã bổ sung đủ kẽm.
    • Trẻ sau 6 tháng đến 3 tuổi: Trẻ có thể lấy nguồn kẽm tự nhiên từ thực phẩm như tôm, cua, hàu, trái bơ, ngũ cốc, các loại đậu, hải sản.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống: Dù đã sử dụng viên uống kẽm, trẻ vẫn cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm để nhận được dinh dưỡng toàn diện. Cha mẹ tham khảo các loại thực phẩm giàu kẽm tại đây nhé.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa phytates sau khi uống kẽm: Chất Phytates cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể. Do đó, cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa phytates như cám gạo, ngũ cốc, thực phẩm giàu chất xơ, các thực phẩm giàu photpho như sữa và thịt gia cầm, ... trong bữa ăn sau khi uống kẽm.

6.2. Làm gì khi bỏ lỡ liều bổ sung kẽm cho bé?

Bạn nên cố gắng cho trẻ uống kẽm đúng theo chỉ dẫn của các chuyên gia vào mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả của kẽm.

Mặc dù vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu trẻ bị bỏ lỡ một liều uống kẽm vì trẻ chỉ gặp các vấn đề nghiêm trọng khi thiếu kẽm trong một thời gian dài. Trong tình huống này, bạn cần cho bé uống bổ sung lại liều đã quên càng sớm càng tốt.

Nếu đã đến gần thời điểm sử dụng liều kẽm tiếp theo, cha mẹ nên bỏ qua liều đã quên và bổ sung theo lịch dùng như thường lệ, không tăng gấp đôi liều lượng dẫn đến tình trạng quá liều.

6.3. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bổ sung kẽm cho trẻ

Trong một số trường hợp, các viên uống kẽm có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cha mẹ nên ngừng sử dụng kẽm và cho trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Tác dụng phụ hiếm gặp: ớn lạnh, sốt, buồn nôn, khó tiêu, lở loét miệng/ cổ họng, cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.
  • Triệu chứng quá liều kẽm: chóng mặt, nôn mửa, ngất xỉu, khó thở, vàng da hoặc vàng mắt,...

Tổng kết

Kẽm là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần chú trọng và biết cách bổ sung kẽm hiệu quả, đúng cách, an toàn cho con.

Nên cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày là tốt nhất? Cách để bổ sung kẽm đúng cách và hiệu quả cho trẻ là gì? Hy vọng bài viết trên đây của Hebemart đã giúp các bậc phụ huynh có câu trả lời cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh nhé!

*Các bài viết tại blog Hebemart có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo:

------------------------------------

HEBEMART - THẾ GIỚI HÀNG NGOẠI CHÍNH HÃNG

Website: https://hebemart.vn

Hotline: 0813.706154

Email: cskh@hebemart.vn 

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Hebemart
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
[Hebemart] Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024
Top 10 cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến chàng mê mệt
Sau khi uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bạn cần tránh
Cách uống Menevit và tinh chất hàu đạt hiệu quả tốt nhất (Chi tiết)
Những ai không nên uống vitamin E tránh tác dụng phụ đến sức khỏe?
Tập Yoga lúc nào trong ngày tốt nhất? 3 khung giờ vàng nên tập
Cách uống viên vitamin A màu đỏ đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất
Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh uống lúc nào thì tốt nhất? Cần lưu ý gì?
Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?
Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất để dáng đẹp thon gọn, khỏe mạnh?
4 biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan bạn cần lưu ý
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?
Uống Biotin bao lâu thì ngừng? Cách dùng biotin hiệu quả nhất
Hebemart thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
Top 10+ sữa rửa mặt Nhật Bản tốt nhất 2024 và được yêu thích nhất hiện nay
Sản phẩm bán chạy
cam kết sản phẩm chính hãng
CAM KẾT CHÍNH HÃNG
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng
giao hàng nhanh toàn quốc
FREESHIP TOÀN QUỐC
Miễn phí vận chuyển + vô số mã giảm giá hấp dẫn
chuyên viên tư vấn tận tình
TƯ VẤN TẬN TÌNH
Hỗ trợ tư vấn, phản hồi, mua hàng 24/7
mua sắm online tiện dụng dễ dàng
MUA SẮM TIỆN LỢI
Mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng
Nhận tin khuyến mãi từ Hebemart!

    Thương hiệu: | SKU:
    0813 706154