15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục cha mẹ cần biết

Tác giả: Hebemart | Cập nhật: 14/05/2021

Xem nhanh [Hiện]

Ngày nay, trẻ biếng ăn, lười ăn, chán ăn là vấn đề khiến rất nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Đặc biệt là mỗi khi cho trẻ ăn, cha mẹ đối mặt với tình trạng bé không chịu ăn, phải dỗ dành, rất mệt mỏi.

Vậy vì sao trẻ biếng ăn? Tại sao bé biếng ăn chậm tăng cân?

Trong bài viết hôm nay, Hebemart.vn đưa ra các nguyên nhân trẻ biếng ăn và những cách khắc phục hiệu quả nhất nhằm giúp cha mẹ có thể giải quyết triệt để vấn đề này và để mỗi bữa ăn không còn như “cực hình” với các con, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

1. Biếng ăn ở trẻ em là gì?

Biếng ăn ở trẻ em là một hội chứng rối loạn ăn uống rất phổ biến ở trẻ em hiện nay, có thể coi như một bệnh lý cần tìm phương pháp điều trị kịp thời. 

Biếng ăn có thể được coi như một hội chứng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ.

Hội chứng này ở trẻ rất dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu của trẻ biếng ăn tiêu biểu như sau:

  • Trẻ ăn rất ít, không có hứng thú khi đến bữa ăn.
  • Kén chọn thức ăn, chỉ ăn một vài loại thức ăn quen thuộc.
  • Trẻ mè nheo, khóc lóc, thường xuyên mất tập trung trong mỗi bữa ăn.
  • Ngậm thức ăn trong thời gian dài nhưng không chịu nuốt.
  • Bố mẹ rất vất vả và tốn nhiều thời gian khi cho trẻ ăn.

Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Tiêu biểu nhất là bệnh suy dinh dưỡng với các biểu hiện như không đạt các chỉ số về cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn; còi cọc; tóc khô xơ và dựng đứng;... 

Ngoài ra, tình trạng biếng ăn ở trẻ còn khiến nhiều bậc cha mẹ stress, làm cho cuộc sống gia đình bị đảo lộn.

2. 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả cha mẹ cần biết

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. 

Dưới đây, chúng tôi thống kê những nguyên nhân tiêu biểu nhất và đưa ra một số giải pháp mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bậc phụ huynh cải thiện tình trạng biếng ăn của con em mình.

2.1. Khẩu phần ăn của trẻ thiếu cân đối

Khẩu phần ăn không cân đối là một trong nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trong suốt quá trình phát triển của trẻ, khẩu phần ăn cần được điều chỉnh hợp lý để phù hợp với yêu cầu của cơ thể ở từng giai đoạn. 

Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào thì khẩu phần ăn của trẻ vẫn phải đảm bảo sự khoa học, cân đối, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thuộc các nhóm chất cơ bản sau đây: tinh bột, protein, chất xơ, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Khẩu phần ăn quá nhiều rau hoặc quá nhiều thịt cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm giác thèm ăn của trẻ 

Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề cân đối khẩu phần ăn này. Một phần do không có thời gian tìm hiểu, một phần do chiều theo thói quen ăn uống của bé nên chỉ tập trung cho trẻ ăn những món gì chúng thích mà bỏ qua việc bổ sung các dưỡng chất khác. 

Khẩu phần ăn mất cân đối trong thời gian dài sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như chuyển hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng trong cơ thể khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, táo bón,... 

Đồng thời, việc hấp thu quá ít hoặc quá nhiều một số nhóm chất cũng làm trẻ mất cảm giác thèm ăn. Từ đó, trở nên biếng ăn và kén chọn. 

Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần:

  • Tìm hiểu và xây dựng cho các bé một khẩu phần ăn cân đối, đầy đủ các chất kể từ khi chúng còn rất nhỏ;
  • Thêm vào đó, chú ý bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết và tính toán tỷ lệ sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ;
  • Tuyệt đối không nuông chiều sở thích của trẻ, cho trẻ ăn lệch hẳn về một nhóm chất riêng biệt.
>> Xem thêm: Top 10 vitamin tổng hợp cho bé biếng ăn tốt nhất mẹ nên mua

2.2. Bé ăn dặm quá sớm

Ăn dặm là thời kỳ rất quan trọng đối với trẻ khi hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu tập làm quen với các loại thực phẩm và món ăn khác ngoài sữa mẹ. 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm là khi đủ 6 tháng tuổi trở đi. 

Ngày nay, các loại thực phẩm và phương thức ăn dặm dành cho trẻ rất đa dạng. Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng tham khảo phương thức ăn dặm từ một số quốc gia khác và cho trẻ ăn dặm từ sớm (trước 6 tháng tuổi). 

Trên thực tế, đây không phải là một quyết định quá chính xác. Thời kỳ này hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện và khá yếu ớt nên sẽ rất khó khăn khi phải tiêu thụ và hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra những bệnh lý khiến cơ thể khó chịu như đầy hơi, chướng bụng,.. 

Đấy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. 

Giải pháp đơn giản nhất để khắc phục tình trạng trên là:

  • Chỉ cho trẻ ăn dặm khi đủ tuổi.
  • Xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học, hợp lý.
  • Ưu tiên các thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa.

2.3. Thay đổi sinh lý của trẻ

Không chỉ giai đoạn dậy thì mà ngay từ thời kỳ thơ ấu, trẻ đã phải trải qua rất nhiều thay đổi về mặt sinh lý như biết lẫy, biết bò, tập đứng, tập đi, học nói,... 

Những thay đổi trực tiếp này cũng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Bởi vì, mải tập trung và làm quen với những biến đổi mới mẻ trong từng giai đoạn. 

Những biến đổi mới mẻ của cơ thể trong từng giai đoạn phát triển cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ biếng ăn.

Để hạn chế và giải quyết tình trạng biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân này, cha mẹ nên:

  • Học cách hướng dẫn và đồng hành cùng các bé trong từng giai đoạn.
  • Quan sát tỉ mỉ những thay đổi để phát hiện và tìm ra giải pháp kịp thời.
  • Tìm hiểu và bổ sung thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng thời kỳ vào khẩu phần ăn.
  • Đa dạng cách thức chế biến và trình bày món ăn để kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.

2.4. Trẻ mọc răng, sâu răng, viêm loét vùng miệng

Mọc răng, sâu răng hoặc viêm loét vùng miệng đều là những bệnh lý không chỉ khiến trẻ khó chịu, đau nhức mà còn gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, thậm chí bỏ bữa không ăn. 

Ngoài ra, các vấn đề về răng miệng nêu trên còn có thể dẫn đến một số biến chứng khác như sốt cao, đau họng,.. 

Dưới đây là một số giải pháp mà cha mẹ có thể vận dụng để khắc phục vấn đề trên:

  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được tư vấn về phương thức điều trị phù hợp.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng mềm hoặc lỏng, không phải nhai nhiều.
  • Trẻ em mọc răng sẽ bị sốt nên phải có biện pháp hạ nhiệt cho bé giúp bé khỏe nhanh hơn.
  • Một trong những nguyên nhân gây viêm loét vùng miệng là do nóng trong người nên cha mẹ cần bổ sung các loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho bé.

2.5. Bé bị rối loạn chức năng tiêu hóa, đau bụng, táo bón

Bị rối loạn chức năng tiêu hóa, đau bụng, táo bón là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn rất phổ biến ở trẻ. Phần lớn trẻ nhỏ đều thích ăn thịt hơn ăn rau. Thêm vào đó, trẻ em thường tinh nghịch nên rất khó để kiểm soát vệ sinh của các loại thức ăn do trẻ ăn vào. 

Đây chính là lý do dẫn tới các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón ở trẻ. Các bệnh lý này làm trẻ khó chịu, chán ăn, sức ăn giảm. 

Những rối loạn về tiêu hóa, đau bụng, táo bón khiến trẻ khó chịu, mất cảm giác thèm ăn. 

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn bắt nguồn từ nguyên nhân này, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số giải pháp sau:

  • Đưa trẻ tới khám bác sĩ để nhận được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần.
  • Bổ sung men tiêu hóa giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
  • Giúp trẻ hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả để bổ sung thêm chất xơ. Nếu trẻ không chịu ăn rau chế biến theo phương thức truyền thống (luộc, xào) thì có thể thay đổi cách chế biến như làm salad, nước ép,...
>> Mẹ tham khảo: Review top 15 váng sữa cho bé tốt nhất hiện nay

2.6. Viêm đường hô hấp, viêm tai mũi, cổ họng...

Các bộ phận tai, mũi, họng,.. có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, chỉ cần một trong những bộ phận này không khỏe sẽ khiến trẻ cảm nhận được dấu hiệu khó chịu từ các bộ phận khác. 

Bởi vậy, sự đau nhức khi mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm tai mũi, cổ họng,.. sẽ làm trẻ mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn, sức ăn giảm. Viêm đường hô hấp, viêm tai mũi, cổ họng,.. đều là những bệnh lý khá phức tạp và khó điều trị. 

Vì vậy, muốn giải quyết triệt để tình trạng biếng ăn của trẻ do nguyên nhân này thì các cha mẹ bắt buộc phải đưa các bé đến bệnh viện hoặc phòng khám tư để nhận được điều trị từ bác sĩ. 

Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ trong thời kỳ này cũng cần đặc biệt chú trọng. 

Cha mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm mọng nước, các món ăn mềm và thay đổi phương thức chế biến để giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.

2.7. Bé dùng kháng sinh quá dài hoặc bổ sung vitamin quá liều

Dùng kháng sinh trong thời gian dài có khả năng làm trẻ biếng ăn do tác dụng phụ của thuốc khiến cơ thể bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, thậm chí mất cả vị giác. 

Mặt khác, bổ sung vitamin quá liều sẽ khiến cơ thể hấp thu không kịp, quá trình chuyển hóa và trao đổi chất diễn ra chậm làm bé không có cảm giác “no giả”, không thèm ăn. 

Sử dụng thuốc sáng sinh trong thời gian dài gây ra rất nhiều tác dụng phụ, không tốt cho cơ thể, trong đó có biếng ăn. 

Giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này là:

  • Chỉ dùng kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ khi cần thiết và liều lượng sử dụng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi các bé mắc bệnh nhẹ, các mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng các bài thuốc dân gian, phương thức trị liệu vật lý thay vì dùng kháng sinh.
  • Trong trường hợp bé bị mắc bệnh nặng, bắt buộc phải dùng kháng sinh thì cha mẹ cần xây dựng đa dạng thực đơn và cách chế biến cũng như trình bày các món ăn để kích thích cảm giác thèm ăn của bé.
  • Bổ sung vitamin đúng giai đoạn, đủ liều lượng theo tư vấn của bác sĩ. Nên cân nhắc bổ sung vitamin cho cơ thể bé thông qua các thực phẩm tươi sống, các loại rau củ, quả thay vì sử dụng thực phẩm chức năng.

2.8. Nguyên nhân từ món ăn: chế biến không hấp dẫn, lặp lại món ăn

Thông thường, vị giác của trẻ em luôn rất nhạy bén. Do đó, cách chế biến món ăn không hấp dẫn, lặp lại hàng ngày cũng là nguyên nhân làm cho bé lười ăn. 

Nguyên nhân này vô cùng dễ hiểu. Ngay cả người lớn khi phải ăn cùng một món ăn trong nhiều ngày hoặc nhiều món ăn nhưng cùng một kiểu chế biến cũng sẽ cảm thấy nhàm chán, không muốn ăn tiếp. 

Tình trạng biếng ăn ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân này tương đối dễ giải quyết. 

Cha mẹ chỉ cần:

  • Thay đổi các món ăn trong thực đơn và đổi mới cách chế biến mỗi ngày. Kết hợp tất cả các phương thức như hấp, luộc, tần, xay sinh tố, làm salad, làm bento,.. sẽ đem đến cảm giác lạ miệng, thèm ăn của bé.
  • Không để bé phải ăn cùng một món trong nhiều ngày liền.
  • Tìm hiểu và bổ sung một số loại siro giúp bé ăn ngon hơn.

2.9. Giờ giấc ăn uống không cố định

Giờ giấc ăn uống thất thường tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn đến tình trạng biếng ăn do dạ dày luôn trong trạng thái quá no, quá đói hoặc lửng dạ sẽ khiến cơ thể khó chịu, mất cảm giác thèm ăn. 

Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này là:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa, bao gồm: bữa chính và bữa phụ tránh để trẻ ăn quá no hoặc quá đói.
  • Cho bé ăn đủ bữa vào đúng các khung giờ cố định trong ngày, không sớm hoặc muộn quá 30 phút.
  • Cân đối hợp lý thời gian giữa các bữa ăn.

2.10. Cho bé ăn quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn

Nhiều bậc cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian vừa trông bé vừa nấu ăn hoặc do các bé quấy khóc nên thường dùng quà vặt, bánh kẹo để dỗ bé trước bữa ăn. Hành động này vô tình hình thành một thói quen rất xấu cho trẻ. Sau khi ăn quà vặt, bánh kẹo các bé sẽ cảm thấy no và không muốn nạp thêm các loại thức ăn khác nữa. 

Ăn vặt trước bữa ăn làm cho trẻ cảm thấy no và bỏ bữa chính Để khắc phục tình trạng biếng ăn bắt nguồn từ nguyên nhân này, cha mẹ cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề ăn vặt của bé. 

Thay vì cho bé ăn quà vặt, bánh kẹo thì trước mỗi bữa ăn cha mẹ có thể cho bé ăn một chút hoa quả vừa giúp bé không quá đói trong thời gian chờ đợi, vừa kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

2.11. Trẻ không tập trung ăn uống, chơi điện tử, xem tivi

Cho trẻ chơi điện thoại khi ăn là hành động rất quen thuộc của nhiều bậc cha mẹ hiện nay nhằm mục đích dỗ trẻ ngồi yên một chỗ, không chạy, nhảy trong giờ ăn. Nhiều gia đình thậm chí còn mua riêng ipad hoặc điện thoại cho con chơi. Thế nhưng, đây lại là một thói quen xấu cần sửa đổi. 

Việc chơi game hay xem video trên điện thoại khiến trẻ mất tập trung khi ăn uống, ngậm thức ăn dẫn đến lười ăn. 

Biện pháp duy nhất để cải thiện tình trạng này là cha mẹ phải hình thành cho trẻ những thói quen tốt, tách trẻ ra khỏi các thiết bị thông minh để trẻ tập trung vào bữa ăn. Khuyến khích trẻ tự xúc cơm ăn, ăn thi cùng trẻ hoặc dành thời gian cho trẻ ăn trước bữa ăn của người lớn trong nhà.

2.12. Cha mẹ ép bé ăn, đánh mắng, la hét

Ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Khi bị cha mẹ thường xuyên bị quát mắng trong bữa ăn sẽ khiến trẻ hình thành cảm giác sợ hãi và chống cự. 

Nghiêm trọng hơn, nếu bị đánh mắng và bắt ăn quá nhiều một món, trẻ sẽ có ấn tượng xấu, ghét món ăn đó và không bao giờ ăn lại khi trưởng thành. Trẻ có tâm lý sợ hãi, chán ăn khi bị đánh, mắng thường xuyên trong bữa ăn Dùng hành động đánh hoặc chửi mắng để ép con ăn không phải một phương thức giáo dục tốt. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn mà còn tác động không tốt đến cả sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Cha mẹ cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng hơn với con em mình để khắc phục tình trạng này.

2.13. Do thay đổi môi trường: nơi ăn, giờ ăn, người cho ăn

Việc thay đổi môi trường mới như nơi ăn, giờ giấc ăn hay người cho ăn,.. cũng có thể làm các bé biếng ăn do cảm giác xa lạ hay hoảng sợ. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ bắt đầu đi học hoặc thay đổi giúp việc, người chăm sóc trong gia đình. 

Đối với trường hợp này, các bậc phụ huynh không cần quá lo ngại mà nên cho bé thêm thời gian thích nghi. 

Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể chuẩn bị tâm lý cho con bằng cách trò chuyện, giải thích thêm cho con về môi trường mới để giúp trẻ giảm bớt sự bỡ ngỡ, rụt rè.

2.14. Bố mẹ cư xử lạnh nhạt với bé

Trẻ em đơn thuần nhưng cũng rất nhạy cảm. Chúng có khả năng cảm nhận được thái độ của mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình. Bởi vậy, thái độ cư xử lạnh nhạt của cha mẹ có thể tác động trực tiếp đến tâm lý của trẻ làm cho trẻ cảm thấy tủi thân, chán nản và biếng ăn. 

Biện pháp đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này là cha mẹ phải dành thời gian quan tâm, chăm sóc và vui đùa cùng trẻ, tạo cho trẻ ấn tượng tốt về không khí bữa ăn trong gia đình.

2.15. Áp lực căng thẳng: thi cử, tác động xã hội...

Những tác động căng thẳng từ thi cử, tâm sinh lý,...cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Ở độ tuổi còn quá nhỏ, tâm lý trẻ còn khá yếu ớt, chưa có năng lực phản kháng nên rất dễ bị tổn thương. Những áp lực về mặt tâm lý sẽ khiến tinh thần của trẻ luôn trong trạng thái lo âu, thấp thỏm. 

Từ đó, chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn uống không ngon miệng.   Áp lực, căng thẳng do những tác động từ bên ngoài cũng khiến trẻ lo âu, thấp thỏm, ăn không ngon miệng.

Để giải quyết tình trạng biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân này, cha mẹ nên:

  • Dành thời gian tâm sự, chia sẻ và gợi ý cho trẻ cách giải quyết các rắc rối liên quan tới mọi vấn đề trong cuộc sống như thi cử, tâm tư tình cảm,... để giúp trẻ giải tỏa áp lực, thoải mái hơn.
  • Dạy dỗ, hướng dẫn trẻ trong học tập. Khuyến khích, đặt mục tiêu cho trẻ trong học tập nhưng không tạo áp lực hay đặt nặng thành tích.
  • Trò chuyện thẳng thắn, không trốn tránh và giải thích chọn lọc khi trẻ có những thắc mắc, tò mò về vấn đề sinh lý.
  • Trang bị kiến thức về sức khỏe, giới tính cho bé và dạy bé một số biện pháp tự bảo vệ bản thân mình.

2.16. Chán ăn ở tuổi dậy thì, thay đổi hormone

Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ có những biến đổi lớn cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Biểu hiện tiêu biểu nhất của giai đoạn này là sự thay đổi hormone. Con trai bắt đầu tăng trưởng chiều cao, vỡ giọng, mộng tinh,... 

Con gái bắt đầu có kinh nguyệt, ngực phát triển,... Sở dĩ, trẻ có khả năng bị biếng ăn khi bước vào tuổi dậy thì là do chưa thích nghi được với những thay đổi lạ lẫm từ cơ thể. Do đó, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. 

Giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này là:

  • Bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau vào khẩu phần ăn của các bé. Đổi mới cách thức chế biến mỗi ngày giúp trẻ có cảm giác thèm ăn.
  • Cho trẻ sử dụng thêm một vài loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng cân bằng nội tiết tố và kích thích ăn ngon miệng.

2.17. Biếng ăn do bẩm sinh, gen di truyền

Biếng ăn do bẩm sinh, gen  di truyền khá hiếm gặp và rất khó để thay đổi. Nếu trẻ rơi vào trường hợp này, các bậc phụ huynh nên đưa con đến trung tâm hoặc viện dinh dưỡng để nhận được những lời khuyên và giải pháp hữu ích từ các chuyên gia. 

Biếng ăn do gen di truyền là một hiện tượng khá hiếm gặp. 

Mặt khác, bố mẹ cũng có thể dựa vào kinh nghiệm đúc rút từ bản thân để chăm con tốt hơn. Đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, ưu tiên chế biến các món ăn mà trẻ thức nhưng phải chú ý để tránh tình trạng khẩu phần ăn bị mất cân đối.

Tổng kết

Tình trạng trẻ biếng ăn tác động trực tiếp đến sự phát triển về mặt thể chất cũng như tinh thần của trẻ sau này. 

Hy vọng từ những nguyên nhân trẻ biếng ăn và các giải pháp được Hebemart chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc các bé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, tươi tắn!

Hebemart
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
[Hebemart] Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024
Top 10 cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến chàng mê mệt
Sau khi uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bạn cần tránh
Cách uống Menevit và tinh chất hàu đạt hiệu quả tốt nhất (Chi tiết)
Những ai không nên uống vitamin E tránh tác dụng phụ đến sức khỏe?
Tập Yoga lúc nào trong ngày tốt nhất? 3 khung giờ vàng nên tập
Cách uống viên vitamin A màu đỏ đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất
Vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh uống lúc nào thì tốt nhất? Cần lưu ý gì?
Uống Glucosamine có hại thận không? Cần lưu ý những gì?
Nên tập Yoga mấy lần 1 tuần là tốt nhất để dáng đẹp thon gọn, khỏe mạnh?
4 biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan bạn cần lưu ý
Tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung sau khi xuất tinh?
Uống Biotin bao lâu thì ngừng? Cách dùng biotin hiệu quả nhất
Hebemart thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
Top 10+ sữa rửa mặt Nhật Bản tốt nhất 2024 và được yêu thích nhất hiện nay
Sản phẩm bán chạy
cam kết sản phẩm chính hãng
CAM KẾT CHÍNH HÃNG
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng
giao hàng nhanh toàn quốc
FREESHIP TOÀN QUỐC
Miễn phí vận chuyển + vô số mã giảm giá hấp dẫn
chuyên viên tư vấn tận tình
TƯ VẤN TẬN TÌNH
Hỗ trợ tư vấn, phản hồi, mua hàng 24/7
mua sắm online tiện dụng dễ dàng
MUA SẮM TIỆN LỢI
Mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng
Nhận tin khuyến mãi từ Hebemart!

    Thương hiệu: | SKU:
    0813 706154